Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - 7210210

01 Th06, 2021 - Xem: 1525

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống với mã ngành 7210210 là một trong những ngành nghệ thuật được sử dụng những loại nhạc cụ truyền thống của Việt Nam như đàn bầu, đàn nguyệt, sáo, đàn tranh… Dưới đây là những thông tin liên quan đến ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống.

1. Tìm hiểu ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

  • Biểu diễn nhạc cụ truyền thống chính là việc thực hiện biểu diễn một chương trình bằng các nhạc cụ dân tộc Việt Nam như sáo, đàn tranh, đàn bầu…Trong đó mỗi nhạc công sẽ chơi một loại nhạc cụ khác nhau.
  • Chương trình đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn. Có kỹ thuật, kỹ năng biểu diễn nhạc cụ truyền thống và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo. Sau khi tốt nghiệp trở thành nhạc công chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật và có khả năng học tiếp ở trình độ cao hơn.

2. Các khối thi vào ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống 

- Mã ngành: 7210210

- Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
  • N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
  • N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
  • N03: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
  • N04: Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
  • N05: Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
  • N06: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
  • N07: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
  • N08: Ngữ văn , Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
  • N09: Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề - chỉ huy tại chỗ

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

3. Điểm chuẩn ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

Mức điểm chuẩn ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống năm 2018 tại các trường đại học dao động từ 15 điểm đến 18 điểm tùy thuộc vào điều kiện xét tuyển của từng trường. Các trường đại học tuyển sinh theo hình thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm trong học bạ và phần thi năng khiếu.

4. Các trường đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

Hiện nay, trên cả nước chưa có nhiều trường đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, chỉ có một số trường sau:

- Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội

- Khu vực miền Trung:

  • Học viện âm nhạc Huế
  • Đại học Trà Vinh

- Khu vực miền Nam:

  • Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh

5. Cơ hội việc làm trong ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

Tốt nghiệp ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, sinh viên có thể làm việc tại các đơn vị với những vai trò khác nhau:

  • Làm tại vị trí người làm nhạc như nhạc sĩ, nhà soạn nhạc…
  • Người biểu diễn: nhạc công, người chỉ huy dàn nhạc, người hỗ trợ các ca sĩ, làm ca sĩ…
  • Những nhà xây dựng nên chương trình ca nhạc như nhà tài trợ, nhà quảng cáo, kỹ thuật viên âm nhạc…
  • Nhà kinh doanh âm nhạc như kinh doanh phòng thu âm, hãng thu âm, nhà cung cấp dụng cụ âm nhạc…
  • Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục liên quan đến các loại nhạc cụ
  • Làm việc trong các cơ quan truyền hình, xuất bản âm nhạc…
  • Trở thành nghệ sĩ biểu diễn độc lập tại các đoàn nghệ thuật, sở văn hóa…
  • Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu âm nhạc, trung tâm đào tạo âm nhạc trên cả nước.

6. Mức lương làm việc trong ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

Tùy vào kinh nghiệm và trình độ mà sinh viên theo học chuyên ngành Biểu diễn âm nhạc sẽ có được những mức lương khác nhau.

  • Đối với sinh viên mới ra trường mức lương thường vào khoảng từ 3 - 4 triệu/tháng.
  • Đối với những người có kinh nghiệm mức lương sẽ khoảng từ 7 – 10 triệu/tháng.
  • Mức thu nhập của những nghệ sĩ còn phục thuộc vào việc nhận chương trình biểu diễn nhiều hay ít, quy mô chương trình như nào.

7. Những tố chất cần có để theo học ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

Nếu bạn muốn học tập và thành công trong ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống thì cần có những tố chất sau:

  • Phẩm chất đạo đức: Những người làm trong ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống cần phải có đạo đức cũng như lối sống lành mạnh, có tư tưởng vững vàng, say mê với công việc và sự tìm tòi kiến thức trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
  • Có kiến thức rộng: Muốn trở thành một người giỏi trong lĩnh vực biểu diễn nhạc cụ truyền thống bạn cần phải có được những kiến thức cơ bản về xã hội, văn hóa Việt Nam, hiểu biết về các loại nhạc cụ nói chung cũng như kỹ năng biểu diễn âm nhạc truyền thống nói riêng.
  • Vững kỹ năng: Một người muốn thành công trong ngành biểu diễn âm nhạc cần phải tự tin trên sân khấu, có kỹ năng xử lý những loại nhạc cụ truyền thống.
  • Có năng khiếu và thực sự đam mê với âm nhạc.
  • Tự tin, năng động và có khả năng giao tiếp tốt;
  • Chăm chỉ, kiên nhẫn và sáng tạo.

Ngành Đạo diễn sân khấu - 7210227

Hiện nay, có khá nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành Đạo diễn sân khấu với mã ngành 7210227 nhưng không phải ai cũng hiểu được về ngành nghề này. Vậy đạo diễn sân khấu là ai và công việc của họ là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!


VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC