Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông - 7510104

18 Th05, 2021 - Xem: 1820

Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông ới mã ngành 7510104 được nhiều bạn thí sinh quan tâm và chọn lựa trong các kỳ xét tuyển đại học gần đây. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành học này, hãy tham khảo bài viết dưới đây. Bài viết xin chia sẻ những điểu cần biết về ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông.

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông

  • Công nghệ kỹ thuật giao thông (tiếng Anh là Transportation Engineering and Technology) là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay... cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung.
  • Mục tiêu của ngành là đào tạo cho sinh viên kiến thức về kỹ thuật, công nghệ, thiết kế, thi công, vận hành và quản lý các dự án cơ sở hạ tầng xã hội. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể nghiên cứu, ứng dụng kiến thức chuyên ngành, liên ngành và thực tế xã hội để giải quyết các vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, vùng hiện nay đang gặp phải.
  • Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông như: trắc địa, thủy lực, kết cấu bê tông cốt thép cầu đường; thiết kế đường ô tô; kiểm định công trình; quy hoạch tuyến và thiết kế tổng thể công trình, tổ chức công trường xây dựng và chỉ đạo thi công, phân tích kinh tế và quản lý chất lượng, khai thác và sửa chữa công trình giao thông...
  • Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình, hạch toán kinh tế, kiểm tra an toàn lao động trong xây dựng. Đồng thời có kỹ năng thiết kế công trình để giải quyết các vấn đề về giao thông như: kẹt xe, hệ thống giao thông thông minh, tổ chức giao thông trong các khu đô thị mới.

2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông trong bảng dưới đây.

I

Kiến thức Giáo dục Đại cương

I.1

Các học phần bắt buộc

1

Đại số tuyến tính

2

Đường lối CM của ĐCSVN

3

Hình họa

4

Ngoại Ngữ I

5

Ngoại Ngữ II

6

Ngoại ngữ III

7

NLCB của CNMLN I

8

NLCB của CNMLN II

9

Pháp luật đại cương

10

TH Tin học văn phòng

11

Tin học văn phòng

12

Toán ứng dụng

13

Tư tưởng Hồ Chí Minh

14

Xác suất Thống kê

I.2

Các học phần tự chọn bắt buộc

1

Giải tích I

2

Giải tích II

3

Kỹ thuật lập trình C

4

TH Kỹ thuật lập trình C

5

Tin học đại cương

6

Vật lý Cơ - Nhiệt
I.3
Các học phần tự chọn tự do

1

Ngoại Ngữ cơ bản

2

Ngoại Ngữ IV

3

Ngoại Ngữ V

4

TH Tin học đại cương

5

Vật Lý Điện - Từ
I.4 Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất & Chứng chỉ quốc phòng

1

Giáo dục quốc phòng

2

Giáo dục thể chất I

3

Giáo dục thể chất II

4

Giáo dục thể chất III

5

Giáo dục thể chất IV
I.5 Các học phần kiến thức kỹ năng mềm – bắt buộc tích lũy 3 tín chỉ

1

Dự án khởi nghiệp XC

2

Giáo dục Môi trường

3

Khởi nghiệp - việc làm

4

Kỹ năng giao tiếp

5

Kỹ năng làm việc nhóm

6

Kỹ năng lãnh đạo

7

Phương pháp học tập NCKH
II.
Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp
II.1 Các học phần cơ sở - bắt buộc

1

Cơ học đất

2

Cơ học kết cấu I

3

Cơ lý thuyết

4

Địa chất công trình

5

Đồ án Kết cấu BTCT

6

Đồ án nền móng

7

Kết cấu bê tông cốt thép

8

Máy xây dựng

9

Nền móng

10

Nhập môn ngành Cầu đường

11

Sức bền vật liệu

12

Thực tập trắc địa

13

Thủy lực

14

Thủy văn

15

TN cơ học đất

16

TN Vật liệu xây dựng

17

Trắc địa xây dựng

18

Vật liệu xây dựng

19

Vẽ kỹ thuật xây dựng
II.2 Các học phần chuyên ngành – bắt buộc

1

An toàn lao động

2

Đồ án thi công cầu

3

Đồ án thi công mặt đường

4

Đồ án thi công nền đường

5

Đồ án thiết kế cầu BTCT

6

Đồ án TK hình học đường ô tô

7

Đồ án Tốt nghiệp XC

8

Dự toán xây dựng

9

Học kỳ doanh nghiệp XC

10

Ngoại ngữ chuyên ngành XD

11

Thi công cầu

12

Thi công mặt đường

13

Thi công nền đường

14

Thiết kế cầu bê tông

15

Thiết kế cầu thép

16

Thiết kế hình học đường ô tô

17

Thiết kế nền mặt đường

18

Thực tập công nhân CĐ

19

Thực tập nhận thức CĐ

20

Tổ chức và Quản lí Thi công

21

Vẽ xây dựng trên máy tính
II.3
Các học phần chuyên nghiệp - tự chọn bắt buộc

1

Chuyên đề vật liệu xây dựng

2

Cơ học kết cấu II

3

Kết cấu thép

4

Luật xây dựng

5

Tính toán ổn định công trình

6

Giao thông đô thị

7

Kinh tế xây dựng

8

Mô phỏng PT kết cấu CT cầu

9

Quản lý dự án xây dựng

10

Thiết kế nút giao thông

11

TN hiện trường công trình đường

 

Nhóm Tự chọn chuyên ngành cầu

12

Tin học ứng dụng cầu

13

Khai thác và thí nghiệm cầu

14

Chuyên đề công trình cầu

15

Đồ án thiết kế nền mặt đường

16

Đồ án Tốt nghiệp – đường

 

Nhóm Tự chọn chuyên ngành đường

17

Tin học ứng dụng đường

18

Khai thác và thí nghiệm đường

19

Chuyên đề công trình đường

20

Đồ án thiết kế cầu thép

21

Đồ án Tốt nghiệp – đường
II.4
Các học phần giáo dục chuyên nghiệp - tự chọn tự do

1

Autocad nâng cao

2

Chuyên đề Nền móng công trình

3

Quy hoạch phát triển đô thị

4

S. chữa - B. dưỡng K. cấu C. trình

5

TN kết cấu công trình

Theo Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng

3. Các khối thi vào ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông

- Mã ngành: 7510104

- Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán - Lý - Hóa học
  • A01: Toán - Lý - Tiếng Anh
  • A02: Toán - Vật lý - Sinh học
  • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
  • D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông

Mức điểm chuẩn của ngành theo phương thức xét kết quả thi THPT Quốc gia dao động trong khoảng 14 - 16 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông

Để theo học ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, các sĩ tử có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
  • Đại học Giao thông Vận tải

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

6. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, sinh viên sẽ có đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Những sinh viên của ngành có thể ứng tuyển vào các công ty và đơn vị như công ty xây dựng cầu đường, công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông hoặc các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi và khai khoáng... với những vị trí sau:

  • Kỹ thuật viên khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tại các đơn vị tư vấn thiết kế cầu đường.
  • Kỹ thuật phụ trách triển khai thi công các hạng mục xây dựng đường, cầu, cống, hạng mục san lấp mặt bằng tại các tổ, đội, xí nghiệp thuộc công ty xây dựng cầu đường.
  • Cán bộ kỹ thuật phụ trách công các quản lý chất lượng và tiến độ tại các đơn vị thi công cầu đường.
  • Ngoài ra còn có thể biên chế vào cán bộ địa chính các cấp.

7. Mức lương ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông

Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông có mức lương khá cạnh tranh, tùy từng vị trí công việc cũng như địa điểm làm việc. Mức lương phổ biến của ngành trong khoảng 7 - 15 triệu.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông

Để có thể theo học ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, người học cần có những tố chất sau:

  • Học tốt các môn tự nhiên, thích tìm tòi khám phá;
  • Có tư duy ligic và trí thông minh, nhanh nhẹn;
  • Thích làm việc liên quan đến kỹ thuật;
  • Yêu thích ngành xây dựng;
  • Có khả năng chịu áp lực công việc tốt;

Ngành Công nghệ chế tạo máy - 7510202

Ngành chế tạo máy với mã ngành 7510202 được xem là chuyên ngành mũi nhọn trong nhóm ngành Cơ khí, ngành Công nghệ chế tạo máy được đánh giá cao, bởi đây là ngành quyết định trình độ kỹ thuật và công nghệ của một đất nước. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học này, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Công nghệ chế tạo máy.


VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC