Ngành Huấn luyện múa với mã ngành 7210244 là một ngành học còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này thì hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin tổng quan nhất.
1. Tìm hiểu ngành Huấn luyện múa
- Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể nhằm phản ánh những hình tượng cuộc sống, tình cảm, tinh thần thông qua những động tác hình thể. Những người huấn luyện múa sẽ có trách nhiệm hướng dẫn cũng như giảng dạy học viên những điệu múa theo những phong cách khác nhau. Những động tác múa được tổng hợp từ chính cuộc sống hàng ngày, trong quá trình lao động, sự quan sát thiên nhiên.
- Nghệ thuật múa có nhiều loại hình khác nhau: Múa, khiêu vũ, nhảy… hướng đến hoạt động cơ thể diễn đạt theo âm nhạc để truyền tải nội dung, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ… Đặc trưng của múa là động tác, đội hình đều cách điệu. Múa cũng thường đi đôi với âm nhạc.
- Những kiến thức được học khi theo ngành Huấn luyện múa:
- Kiến thức về phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu, múa đôi cổ điển, kết cấu múa, phân tích tác phẩm âm nhạc và những kiến thức văn học Việt Nam.
- Kiến thức về phương pháp huấn luyện múa dân gian, múa đương đại, kết cấu múa dân gian đương đại, những kiến thức văn học thế giới.
- Học nâng cao những phương pháp huấn luyện múa, phân tích những tác phẩm múa, kết cấu múa đương đại và kiến thức liên quan đến mỹ học, tâm lý học.
- Kiến thức về lịch sử nghệ thuật múa, nghệ thuật chiếu sáng trên sân khấu.
2. Các khối thi ngành Huấn luyện múa
- Mã ngành: 7210244
- Ngành Huấn luyện múa xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- S00 (Ngữ văn - Năng khiếu SKĐA 1 - Năng khiếu SKĐA 2)
- S01 (Toán - Năng khiếu 1 - Năng khiếu 2)
Thí sinh lưu ý, đối với ngành Huấn luyện múa thí sinh sẽ phải trải qua phần thi năng lực múa cơ bản, sẽ thực hiện từ 1 đên 3 động tác múa đối với cổ điển châu Âu và 1 đến 3 tổ hợp mua dân gian Việt Nam theo yêu cầu, đồng thời thí sinh sẽ phải nghe nhạc và trình bày cảm xúc.
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
3. Điểm chuẩn ngành Huấn luyện múa
Điểm chuẩn của ngành Huấn luyện múa năm 2018 của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là 19,5 điểm.
4. Các trường đào tạo ngành Huấn luyện múa
Ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Huấn luyện múa, chỉ có trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đang đào tạo ngành học này.
5. Cơ hội việc làm của ngành Huấn luyện múa
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Huấn luyện múa, bạn có thể làm việc tại:
- Đoàn nghệ thuật, ca múa nhạc, các nhà hát;
- Các vũ đoàn múa;
- Diễn viên múa tự do trên sân khấu;
- Giảng viên dạy múa tại các trường hoặc trung tâm đào tạo múa chuyên nghiệp.
6. Mức lương làm việc trong ngành Huấn luyện múa
- Đối với những diễn viên múa làm việc trong những vũ đoàn mới thành lập, trung bình mỗi chương trình sẽ nhận được từ 80.000 - 150.000 vnđ/tháng.
- Những nhóm múa độc lập đã có thương hiệu trong làng giải trí thì mức thù lao sẽ cao hơn, trung bình khoảng từ 400.000 vnđ - 500.000 vnđ đối với mỗi show diễn.
- Đối với những diễn viên múa trong nhà nước thì sau khoảng thời gian tốt nghiệp họ sẽ nhận được mức lương từ 1.200.000 vnđ - 1.500.000 vnđ. Sau mỗi chương trình diễn viên múa sẽ được nhận thêm tiền bồi dưỡng, tiền tập.
- Đối với vị trí trưởng đoàn mức thu nhập sẽ khoảng từ 3.000.000 vnđ - 4.000.000 vnđ/tháng.
7. Những kỹ năng và tố chất để thành công trong ngành Huấn luyện múa
Để thành công trong ngành Huấn luyện múa không chỉ cần năng khiếu, sự khổ luyện mà còn đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng, tố chất sau:
- Có kiến thức về phương pháp giảng dạy từ cơ bản đến nâng cao, cách phân tích động tác cũng như khả năng truyền đạt, hướng dẫn trên lớp.
- Thực hiện hệ thống động tác một cách chính xác, chuẩn mực, biên tập bài múa theo từng học kỳ.
- Nắm được kết cấu chung của một bài tập dành cho các lớp tốt nghiệp, hướng dẫn sinh viên báo cáo học tập.
- Có phương pháp giảng dạy, có tư chất của một giáo viên chuyên nghiệp.
- Có khả năng trình diễn và biểu diễn trên sân khấu, khéo léo với động tác cụ thể và thoải mái tự tin khi ở chỗ đông người.
- Có niềm đam mê với nghệ thuật, văn hóa, giàu cảm xúc.
- Thích thể hiện bản thân qua những môn nghệ thuật, nhạy cảm với âm nhạc.