Ngành Kỹ thuật cơ khí - 7520103

18 Th05, 2021 - Xem: 3095

Kỹ thuật Cơ khí với mã ngành 7520103 là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn cầu. Đây là ngành tham gia vào các khâu từ máy móc vận hành cho đến dây chuyền sản xuất hoạt động dưới mặt đất, trên bề mặt biển trên không gian và cả ngoài vũ trụ. Vậy ngành Kỹ thuật Cơ khí  là gì? Trường nào đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí ? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật cơ khí

  • Ngành Kỹ thuật cơ khí (một số trường đại học có tên là ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí) là một ngành Khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Nhằm phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay, phương tiện giao thông, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí. Đây là lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc. 
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo, cải tiến các sản phẩm cơ khí. Khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Các môn chuyên ngành tiêu biểu như: Hình họa - vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý, chi tiết máy, cơ học lưu chất, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, công nghệ kim loại, công nghệ CAD/CAM/CNC. Ngoài ra, sinh viên còn thường xuyên được tham gia các hội thảo chuyên đề với sự đồng hành của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước; sinh hoạt tại các CLB và thường xuyên tham dự các cuộc thi chế tạo máy, robot trong và ngoài trường.  

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí trong bảng dưới đây.

I

KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

I.1

Khối kiến thức bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

5

Đại số tuyến tính

6

Giải tích 1

7

Giải tích 2

8

Elementary

9

Pre-Intermediate 2

10

Intermediate 1

11

Vật lý 1

12

Vật lý 2

13

Giáo dục thể chất 1

14

Giáo dục thể chất 2

15

Giáo dục thể chất 3

16

Hóa đại cương

17

Giáo dục quốc phòng

18

Quản trị doanh nghiệp CN

19

Pháp luật đại cương

I.2

Khối kiến thức tự chọn VH-XH-MT (chọn 1 trong 2 học phần)
20.1

Môi trường và Con người

20.2

Logic

II

KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

II.1 

Khối kiến thức cơ sở

21

Đại cương về kỹ thuật

22

Vẽ kỹ thuật

23

Cơ kỹ thuật 1

24

Các quá trình gia công

25

Cơ học Chất lỏng

26

Vẽ kỹ thuật cơ khí

27

Đồ án chi tiết máy

28

Công nghệ Chế tạo phôi

29

Máy và dụng cụ

30

Cơ điện tử

31

Cơ kỹ thuật 2

32

Nhiệt Động lực học

33

Cơ học vật liệu

34

Nguyên lý máy

35

Dung sai và đo lường

36

Chi tiết máy

37

Vật liệu kỹ thuật

38

Lập trình trong kỹ thuật

39

Kỹ thuật đo lường 1

40

Kỹ thuật điện đại cương

41

Lý thuyết điều khiển tự động

42

Thí nghiệm Cơ sở Cơ khí

43

Thực tập công nghệ

44

Thực tập công nhân
II.2
Khối kiến thức riêng chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy

45

Công nghệ Chế tạo tạo máy 1

46

Dụng cụ cắt

47

Máy công cụ

48

Công nghệ Chế tạo máy 2

49

CAD/CAM/CNC

50

Đồ án Máy và dụng cụ

51

Đồ án Công nghệ Chế tạo máy

52

Tự động hóa truyền động thủy khí

53

Tự chọn: kinh tế - Kỹ thuật Điện - Điện tử (chọn 1 trong 5 học phần)

53.1

Trang bị điện trên máy công cụ

53.2

Điện dân dụng

53.3

Thiết bị điện nhiệt

53.4

Marketing

53.5

Quản lý Chất lượng

54

Tự chọn Kỹ thuật 1 (chọn 1 trong 3 học phần)

54.1

Thiết kế sản phẩm với CAD

54.2

Ma sát, mòn và bôi trơn (Tribology)

54.3

Giới thiệu Vật liệu composite

55

TTTN chuyên ngành Cơ khí CTM

56

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cơ khí CTM hoặc Tự chọn kỹ thuật 2

56.1

Công nghệ chế tạo răng (gearing)

56.2

Dụng cụ gia công răng và ren

56.3

Máy và thiết bị công nghệ hiện đại trong sản xuất cơ khí

Theo Đại học Công nghiệp kỹ thuật Thái Nguyên

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật cơ khí 

- Mã ngành: 7520103

- Ngành Kỹ thuật Cơ khí xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
  • C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ khí 

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ khí của các trường đại học dao động trong khoảng 14 - 18 điểm tùy vào từng khối xét tuyển và phương thức tuyển sinh của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí 

Ở ta có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí (Công nghệ kỹ thuật cơ khí), dưới đây là danh sách các trường xét tuyển ngành này theo từng khu vực.

- Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam ( Kỹ thuật Cơ khí - đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)
  • Đại học Mỏ địa chất
  • Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Công nghiệp Việt Hung
  • Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Sao Đỏ
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  • Đại học Thái Bình

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Phạm Văn Đồng
  • Đại học Nông lâm - Đại học Huế

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM (Kỹ thuật Cơ khí  - Chuyên ngành: Cơ giới hoá xếp dỡ, Cơ khí ô tô, Máy xây dựng)
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
  • Đại học Tiền Giang
  • Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Đại học Dân lập Cửu Long
  • Đại học Dân lập Lạc Hồng

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật cơ khí 

Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận công việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí, hay chuyên viên tư vấn, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí, tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy. Cụ thể, sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các bị trí sau:

  • Kỹ sư vận hành, bảo trì, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy.
  • Chuyên viên tư vấn, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật hoặc nghiên cứu viên tại các công ty, nhà máy, các trường, viện nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến cơ khí.
  • Quản lý nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp máy động lực.
  • Cán bộ phòng ban tại Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thông, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng.
  • Vẽ kỹ thuật tham gia bộ phận vẽ Kỹ thuật Cơ khí , đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, am hiểu các phần mềm CAD.
  • Lập trình gia công máy CNC.
  • Chuyên viên lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình, khu công nghiệp.
  • Chuyên viên gia công tham gia gia công sản phẩm như tiện, phay, hàn, gia công vật liệu.

7. Mức lương ngành Kỹ thuật cơ khí 

Mức lương ngành Kỹ thuật cơ khí hiện nay cũng khá ổn, dao động trong khoảng từ 6 - 8 triệu/tháng. Đối với các kỹ sư có trình độ cao, hoặc có nhiều năm kinh nghiệm mức lương sẽ cao hơn khoảng 8 - 12 triệu/tháng. Nếu bạn làm việc tại các công ty nước ngoài quản lý, thành thạo ngoại ngữ, có các chứng chỉ ngành nghề liên quan, có kinh nghiệm đầy đủ thì mức lương của kỹ sư cơ khí tại có thể lên đến hàng ngàn USD (tương ứng vào khoảng vài chục triệu vnđ).

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật cơ khí 

Để theo đuổi và thành công với ngành Kỹ thuật cơ khí, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Nắm vững các ngôn ngữ thông dụng hiện nay như: tiếng Anh, tiếng Nhật là lợi thế rất lớn đối với ngành này;
  • Thường xuyên học tập, trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn;
  • Có kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng trả lời phỏng vấn;
  • Có thái độ nghiêm túc trong công việc;
  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp tốt;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm;
  • Có khả năng nghiên cứu, đánh giá; khả năng tư duy, sáng tạo;
  • Cần cù, chịu khó, tỉ mỉ trong công việc.

Ngành Công nghệ chế tạo máy - 7510202

Ngành chế tạo máy với mã ngành 7510202 được xem là chuyên ngành mũi nhọn trong nhóm ngành Cơ khí, ngành Công nghệ chế tạo máy được đánh giá cao, bởi đây là ngành quyết định trình độ kỹ thuật và công nghệ của một đất nước. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học này, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Công nghệ chế tạo máy.


VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC