Ngành Kỹ thuật máy tính với mã ngành 7480106 Những nămgần đây được rất nhiều thí sinh quan tâm và chọn để đăng ký xét tuyển đầu vào. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học này chúng tôi xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Kỹ thuật máy tính.
1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật máy tính
- Kỹ thuật máy tính (tiếng Anh là Computer Engineering) là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện - điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.
- Ngành Kỹ thuật máy tính (hay Công nghệ kỹ thuật máy tính) đào tạo kiến thức cơ bản về toán, lý, điện tử số, thuật toán, cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, kết hợp với kiến thức chuyên ngành về hạ tầng, các cơ chế kết nối, điều khiển, vận hành, an toàn thông tin của hệ thống máy tính và mạng truyền thông dữ liệu. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật máy tính có đủ năng lực phát hiện và giải quyết bài toán xây dựng, triển khai phần cứng và phần mềm của các hệ thống tính toán ở các quy mô khác nhau.
- Phân biệt ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính:
- Ngành Khoa học máy tính nghiên cứu cách ứng dụng các thuật toán vào các chương trình của máy tính. Bằng cách sử dụng các thuật toán và toán học cao cấp, nhà khoa học máy tính sẽ sáng tạo ra những cách mới để điều hành và truyền đạt thông tin. Cụ thể, họ nghiên cứu về các phần mềm, hệ thống quản lý và các tập lệnh. Ngành Khoa học máy tính sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính và công nghệ thông tin từ đó giúp sinh viên phát triển khả năng thiết kế các hệ thống tính toán phức tạp, triển khai và xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học...
- Ngành Kỹ thuật máy tính nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp thiết kế và phát triển hệ thống các phần mềm và phần cứng nhằm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Sinh viên ngành kỹ thuật máy tính học các môn về khoa học máy tính, kỹ thuật và toán học; từ đó có thể giải quyết các vấn đề của phần cứng của máy tính. Kỹ sư máy tính chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và phát triển các linh kiện của máy tính. Họ còn sáng tạo ra các loại máy móc có thể điều hành và các hệ thống siêu máy tính.
2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật máy tính
Để biết được học ngành Kỹ thuật máy tính có khó không, các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.
|
KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
|
Khối kiến thức bắt buộc
|
1
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1
|
2
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2
|
3
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4
|
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
|
5
|
Đại số tuyến tính |
6
|
Giải tích 1 |
7
|
Giải tích 2 |
8
|
Elementary |
9
|
Pre-Intermediate 2 |
10
|
Intermediate 1 |
11
|
Vật lý 1 |
12
|
Vật lý 2 |
13
|
Giáo dục thể chất 1 |
14
|
Giáo dục thể chất 2 |
15
|
Giáo dục thể chất 3 |
16
|
Hóa đại cương |
17
|
Giáo dục quốc phòng |
18
|
Quản trị doanh nghiệp CN |
19
|
Pháp luật đại cương |
20
|
Khối kiến thức tự chọn VH-XH-MT (chọn 1 trong 2 học phần) |
20.1
|
Môi trường và Con người |
20.2
|
Logic |
|
KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
|
Khối kiến thức cơ sở
|
21
|
Xác suất và thống kê |
22
|
Cơ sở lý thuyết mạch điện 1 |
23
|
Kỹ thuật điện tử tương tự |
24
|
Kỹ thuật điện tử số |
25
|
Lập trình trong kỹ thuật |
26
|
Vi xử lý-vi điều khiển |
27
|
Hệ thống nhúng |
28
|
Đồ án Hệ thống nhúng |
29
|
Xử lý tín hiệu số |
30
|
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật |
31
|
Toán rời rạc |
32
|
An toàn và bảo mật thông tin |
33
|
Hệ điều hành |
34
|
Mạng máy tính |
35
|
Cơ sở dữ liệu |
36
|
Thực tập công nghệ Điện - Điện tử
|
|
Khối kiến thức riêng chuyên ngành Tin học công nghiệp |
37
|
Thực tập chuyên ngành Tin học công nghiệp
|
38
|
Quản trị mạng |
39
|
Lập trình hướng đối tượng |
40
|
Phân tích và thiết kế hệ thống
|
41
|
Kỹ thuật ghép nối máy tính |
42
|
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu |
43
|
Công nghệ phần mềm |
44
|
Đồ án Công nghệ phần mềm |
45
|
Kiến trúc máy tính |
46
|
Lập trình trên thiết bị di động |
47
|
Đồ án mạng máy tính |
48
|
Tự chọn kỹ thuật 1 (chọn 4 trong 11 học phần)
|
48.1
|
Thị giác máy |
48.2
|
Giới thiệu về thiết kế VLSI |
48.3
|
Xử lý âm thanh/tiếng nói |
48.4
|
Quản lý dự án CNTT |
48.5
|
Các mô hình máy tính thế hệ mới
|
48.6
|
Đại cương về kỹ thuật (Engineering solutions)
|
48.7
|
Vẽ kỹ thuật |
48.8
|
Các quá trình gia công (Manufacturing processes)
|
48.9
|
Lý thuyết điều khiển tự động |
48.1
|
Xử lý ảnh |
48.11
|
Trí tuệ nhân tạo |
49
|
Tự chọn kỹ thuật 2 (chọn 3 hoặc 4 trong 8 học phần)
|
49.1
|
Lập trình trong môi trường Windows
|
49.2
|
Thiết bị truyền thông và mạng máy tính
|
49.3
|
Công nghệ .NET |
49.4
|
An toàn công nghiệp |
49.5
|
Kỹ thuật đo lường 1 |
49.6
|
Kỹ thuật nhiệt |
49.7
|
Cơ học ứng dụng |
49.8
|
Cơ lý thuyết 1 |
50
|
Thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Tin học Công nghiệp
|
51
|
ĐATN chuyên ngành Tin học Công nghiệp
|
Theo Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật máy tính
- Mã ngành: 7480106
- Ngành Kỹ thuật máy tính xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán - Vật lý - Hóa học
- A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
- D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh
- D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh
- B00: Toán - Hóa học - Sinh học
- C01: Ngữ văn - Toán - Vật lý
Với tổ hợp môn xét tuyển đa dạng, ngành Kỹ thuật máy tính đem đến nhiều thuận lợi cho thí sinh trong quá trình đăng ký xét tuyển.
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật máy tính
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật máy tính năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 14 - 24 điểm, tùy vào phương thức xét tuyển của từng trường.
5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật máy tính
Nếu các bạn muốn theo học ngành Kỹ thuật máy tính (ở một số trường là ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính) có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật máy tính
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật máy tính, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng công việc tại những vị trí sau:
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới, viết chương trình nhúng lõi điều khiển trong các hệ nhúng như: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, robot tự động…
- Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng: Lập trình với các hệ điều hành nhúng trên điện thoại như Android, Tizen, Linux, Windows Phone, RTOS…
- Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính: Thiết kế, lắp đặt, vận hành máy tính và mạng máy tính, bảo mật an ninh dữ liệu, cứu hộ dữ liệu máy tính, sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và tối ưu hệ thống máy tính.
Những địa chỉ sáng giá, tin cậy sau khi tốt nghiệp mà sinh viên có thể làm việc:
- Kỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm thử phần mềm nhúng cho các tập đoàn viễn thông: Samsung, FPT, Nokia, Viettel, Mobile Phone, Vina Phone…
- Kỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính trong các đơn vị, hành chính sự nghiệp nhà nước, các công ty, doanh nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng như: LG Electronics, Toshiba, Panasonic…
- Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ như Intel, Dolphin tại Việt Nam
- Kỹ sư quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính, các hệ thống dùng vi điều khiển và PLC tại các nhà máy xí nghiệp có sử dụng các dây truyền tự động hóa, điều khiển tự động.
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật máy tính.
7. Mức lương của ngành Kỹ thuật máy tính
Những người làm việc trong ngành Kỹ thuật máy tính được đánh giá là có mức lương khá cao. Với những người có kinh nghiệm trên 1 năm, mức lương ở mức 9 - 20 triệu.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật máy tính
Để có thể theo học ngành Kỹ thuật máy tính, bạn cần có một số tố chất dưới đây:
- Có đam mê với công nghệ - phần mềm, đặc biệt là máy tính
- Trí thông minh và khả năng sáng tạo
- Tư duy logic
- Tính chính xác và thận trọng trong công việc
- Ham học hỏi và trau dồi kiến thức
- Có khả năng chịu áp lực công việc
- Khả năng ngoại ngữ tốt