Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu - 7480102

26 Th02, 2021 - Xem: 1876

Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu với mã ngành 7480102 ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong thời đại phát triển của công nghệ, phương tiện truyền dẫn với bước phát triển đột phá hiện nay

1. Tìm hiểu ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (hay Truyền thông và mạng máy tính) là một trong các ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, ngành này bao gồm việc thiết kế, xây dựng, vận hành toàn bộ hạ tầng truyền tải thông tin và thiết kế, xây dựng, quản trị toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, quản trị người sử dụng, giám sát và điều phối các hoạt động khác liên quan đến toàn bộ hệ thống, mạng máy tính. 
  • Hiện nay, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có ảnh hưởng lớn và sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, chẳng hạn như: Lĩnh vực truyền thông (Internet, mạng xã hội, báo điện tử…); Lĩnh vực giải trí (âm nhạc trực tuyến, truyền hình, game…); Lĩnh vực kinh tế (thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến…); Lĩnh vực giáo dục (đại học điện tử, giải bài toán trên mạng…); Lĩnh vực hành chính (chính phủ điện tử, văn phòng không giấy…) và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống.
  • Chương trình đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin mà còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông. Trang bị cho người học các kiến thức tổng hợp về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ; kiến thức nền tảng trong Truyền thông và mạng máy tính; kiến thức chuyên ngành theo định hướng “Mạng máy tính” như quản trị mạng, thực hành an ninh mạng, mạng không dây, phân tích và thiết kế mạng, lập trình mạng… và định hướng “Truyền thông” như truyền thông quang, truyền thông vô tuyến, truyền thông di động, truyền thông đa phương tiện.

2. Chương trình đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh, Kĩ năng bổ trợ)

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Fundamentals of Marxism-Leninism 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
Fundamentals of Marxism-Leninism 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh Ideology

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Revolutionary Line of the Communist Party of Vietnam

5

Tin học cơ sở 1
Informatics Fundamentals 1

6

Tin học cơ sở 4
Informatics Fundamentals 4

7

Tiếng Anh A1
English A1

8

Tiếng Anh A2
English A2

9

Tiếng Anh B1
English B1

10

Kỹ năng bổ trợ
Soft Skills

11

Giáo dục thể chất
Physical Education

12

Giáo dục quốc phòng – an ninh
Homeland Defense and Security Education

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

13

Đại số
Algebra

14

Giải tích 1
Calculus 1

15

Giải tích 2
Calculus 2

16

Cơ – Nhiệt
Mechanical and Heat

17

Điện – Quang
Electricity and Optics

III

Khối kiến thức theo khối ngành

18

Tín hiệu và hệ thống
Signals and Systems

19

Toán trong công nghệ
Mathematics for Engineering

20

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Data Structures and Algorithms

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

21

Toán học rời rạc
Discrete Mathematics

22

Lập trình hướng đối tượng
Object-oriented Programming

23

Kiến trúc máy tính
Computer Architecture

24

Nguyên lý hệ điều hành
Principles of operating systems

25

Cơ sở dữ liệu
Database

26

Mạng máy tính
Computer Network

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc

27

Xử lý tín hiệu số
Digital Signal Processing

28

Điện tử tương tự
Analog Electronics

29

Thực tập điện tử tương tự
Analog Electronic Engineering Practice

30

Điện tử số
Digital Electronics

31

Truyền thông
Communications

32

Mạng không dây
Wireless Networks

33

An toàn và an ninh mạng
Network Security

34

Các vấn đề hiện đại của Truyền thông và Mạng máy tính
Advanced Topics in Communications and Computer Networks

35

Thực tập chuyên ngành
Professional Internship

36

Dự án
Projects

V.2

Nhóm các học phần tự chọn 1

 

Định hướng truyền thông

37

Truyền thông quang
Optical Communications

38

Truyền thông số và mã hóa
Digital communications and Coding

39

Truyền thông vệ tinh
Satellite Communication

40

Mạng truyền thông di động
Mobile Communication Systems

41

Mạng truyền thông máy tính 2
Networks and Computer Communications 2

42

Truyền thông vô tuyến
Wireless Communications

43

Truyền thông đa phương tiện
Multimedia Communications

 

Định hướng mạng máy tính

44

Quản trị mạng
Network Administration

45

Lập trình mạng
Network programming

46

Đánh giá hiệu năng mạng
Network Performance Evaluation

47

Phân tích và thiết kế mạng máy tính
Analysis and Design of Computer Networks

48

Các giải thuật phân tán
Distributed algorithms

49

Thực hành an ninh mạng
Network security lab

50

Thực hành hệ điều hành mạng
Network operating system lab

51

Các thiết bị mạng và môi trường truyền
Network Devices and Transmission Media

V.3

Nhóm các học phần tự chọn 2

52

Phát triển ứng dụng Web
Web application development

53

Trí tuệ nhân tạo
Artificial Intellegence

54

Lập trình nâng cao
Advanced Programming

55

Lập trình nhúng và thời gian thực
Realtime embedded system programming

56

Phát triển ứng dụng di động
Web application development

57

Các chuyên đề trong TT&MMT
Special Problems in Communications and Computer networks

V.4

Các học phần bổ trợ

58

Chuyên nghiệp trong công nghệ
Professionalism in Engineering

59

Thực tập điện tử số
Digital Electronic Engineering Practice

60

Tâm lý học đại cương
General Psychology

61

Khoa học quản lý đại cương
General Management Science

62

Kỹ thuật lãnh đạo và giao tiếp nhóm
Leadership and Group Communication

63

Kinh tế vi mô 1
Microeconomics 1

64

Kinh tế vĩ mô 1
Macroeconomics 1

65

Báo chí truyền thông đại cương
General Communication – Journalism

66

Xã hội hóa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
Socialization of Mass Media and Social Opinions

V.5

Khóa luận tốt nghiệp/Các học phần thay thể khoá luận tốt nghiệp

67

Đồ án tốt nghiệp
Graduation Thesis

Theo Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

- Mã ngành: 7480102

- Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán - Vật lý - Hóa học
  • A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
  • D01: Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh
  • D07: Toán - Hóa - Tiếng Anh
  • C02: Ngữ văn - Toán - Hóa
  • C01: Ngữ văn - Toán - Vật lý

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Theo một số khảo sát, điểm chuẩn ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu dao động trong khoảng 14 - 18 điểm ( điểm chuẩn theo hình thức xét điểm thi THPT Quốc gia). Với phương thức xét học bạ THPT, điểm chuẩn của ngành khoảng 20 - 25 điểm tùy từng đơn vị tuyển sinh.

5. Các trường đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Các thí sinh muốn theo học ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Thông tin và truyền thông - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Thăng Long
  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Nha Trang

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Giao thông vận tải TP. HCM
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Quốc tế Miền Đông
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP. HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, sinh viên có thể đảm nhận một số công việc dưới đây:

  • Thiết kế, triển khai các giải pháp hệ thống mạng truyền dẫn cho các công ty, xí nghiệp, các khu công nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet;
  • Xây dựng, tư vấn triển khai ứng dụng mạng như quản lý sản xuất, quản lý nhân viên, truyền hình hội nghị, đài phát thanh, truyền hình...
  • Quản trị hệ thống mạng: duy trì, bảo đảm hoạt động liên tục cho toàn hệ thống mạng, thi hành các kế hoạch backup, phòng chống rủi ro, hư hỏng;
  • Tư vấn, hỗ trợ bảo mật hệ thống thông tin;
  • Chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp: xây dựng các mạng máy tính an toàn, hiệu quả cho các đơn vị có yêu cầu;
  • Chuyên viên vận hành, quản trị và bảo mật các hệ thống mạng và truyền thông;
  • Chuyên viên thiết kế và đảm bảo hoạt động các hệ thống mạng trong các doanh nghiệp, cơ quan, trường học.

7. Mức lương của ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Với cơ hội việc làm đa dạng, ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có mức lương mở, tùy thuộc vào vị trí làm việc và năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương cao và ổn định, dao động trong khoảng 8 - 15 triệu.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Để có thể theo học ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, bạn cần có một số tố chất dưới đây:

  • Niềm đam mê với Công nghệ và phần mềm;
  • Có trí thông minh và khả năng sáng tạo;
  • Nhanh nhẹn, nhạy bén và có khả năng tư duy tốt;
  • Chính xác và thận trọng trong công việc;
  • Ham học hỏi và cập nhật kiến thức mới;
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt;
  • Có khả năng làm việc nhóm;
  • Chịu được áp lực công việc tốt.

VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC