Hiện nay, có khá nhiều bạn trẻ mong muốn được theo học ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự với mã ngành 7860109 tuy nhiên đây là ngành học đặc thù và có nhiều quy định riêng mà thì sinh cần tìm hiểu trước khi quyết định lựa chọn ngành học cho mình
1. Tìm hiểu ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự
- Quản lý nhà nước về an ninh trật tự là một hoạt động quan trong luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Lực lượng Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.
- Nhiệm vụ trong ngành quản lý Nhà nước về an ninh trật tự:
- Giữ gìn tình hình an ninh trật tự trên địa bàn hoạt động, đảm bảo tình hình trật tự tại địa phương.
- Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trên địa bàn đặc biệt đối với những trường hợp có dấu hiệu hình sự.
- Xây dựng lòng tin trong quần chúng nhân dân.
- Giáo dục tuyên truyền cho nhân dân nâng cao cảnh giác đối với các loại tội phạm, có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân. Phát huy tối đa vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm.
- Đưa ra những giải pháp giúp giữ gìn tình hình trật tự an ninh trên địa bàn quản lý.
- Đóng góp kinh nghiệm và phát huy những ưu điểm, tìm ra giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của cán bộ chiến sĩ công an.
2. Các khối thi vào ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự
- Mã ngành: 7860109
- Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
3. Điểm chuẩn ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự
Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự có mức điểm chuẩn dao động khoảng 23 đến 27 điểm. Các trường tuyển sinh theo hình thức xét điểm tốt nghiệp THPT và kèm theo những tiêu chí phụ khác.
4. Các trường đào tạo ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự
Ở nước ta hiện có các trường đại học đào tạo ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự sau:
- Học viện Cảnh sát nhân dân
- Đại học cảnh sát nhân dân
5. Cơ hội việc ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự
Cán bộ theo học ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự sẽ được phân công công việc theo đúng quy định của nhà nước tại:
- Cơ quan Công an thuộc khối tỉnh, quận, huyện…
- Cơ quan thanh tra, quản lý thuộc Chính phủ.
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Công an quận, huyện, phường, xã… tại các địa phương.
- Làm việc tại các cơ sở đào tạo của ngành công an.
Do nhiệm vụ đặc thù của mình mà các chiến sĩ công an có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc, với công việc cụ thể như:
- Bộ Công an: có chức năng quản lý Nhà nước về an ninh chính trị, giữ trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên phạm vi cả nước, phụ trách về nghiệp vụ tại một số đơn vị trực Bộ trưởng.
- Tổng cục cảnh sát: Có nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo, chỉ huy lực lượng cảnh sát trong cả nước, tiến hành những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống mọi hoạt động của tội phạm hình sự.
- Tổng cục an ninh: Đây là cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an có nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo và chỉ huy lực lương an ninh trên cả nước về công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm quốc gia.
6. Mức lương ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự
Mức lương được quy định căn cứ theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
7. Những tố chất cần có trong ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự
Môi trường làm việc trong ngành công an rất nghiêm khắc vì vậy bạn cần phải tự rèn luyện cho mình những bản lĩnh cùng với tinh thần trách nhiệm để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Vì vậy bản thân bạn cần phải có được những tố chất cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ:
- Những chiến sĩ công an cần phải có lập trường để giữ vững tấm lòng trung thành với Đảng và Nhà nước, hết lòng phục vụ Tổ quốc.
- Luôn luôn phải đoàn kết trong một tập thể, sự thành công chính là sự đoàn kết của cả một tập thể chứ không phải của riêng lẻ ai.
- Nhiệt huyết, yêu thương con người.
- Tính kỷ luật cao, kiên định, vững vàng về lập trường, tư tưởng, bình tĩnh, tự tin.
- Tinh thần đoàn kết.
- Can đảm, chấp nhận khó khăn gian khổ.
- Nhanh trí, nhạy bén, khôn khéo.
- Luôn có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc.