Ngành Thiết kế đồ họa - 7210403

03 Th03, 2021 - Xem: 7903

Ngành Thiết kế đồ họa với mã ngành 7210403 phù hợp với những người yêu thích sự sáng tạo, luôn có những ý tưởng phong phú trong đầu, nhạy cảm với những hình ảnh màu sắc

1. Tìm hiểu ngành Thiết kế đồ họa 

  • Thiết kế đồ họa (tiếng Anh là Graphic Designer) là ngành liên quan đến việc xây dựng những ý tưởng trong việc sử dụng các loại phần mềm hỗ trợ việc xây dựng các thương hiệu, chiến lược bằng nhiều hình thức khác nhau như game, website, video, porter, bao bì… cùng với nhiều loại hình khác.
  • Theo học Thiết kế đồ họa, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về nền tảng nghệ thuật và phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới... Sinh viên tốt nghiệp có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.

2. Chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa

Để đánh giá việc học ngành Thiết kế đồ họa có khó không, các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học của ngành Thiết kế đồ họa trong bảng dưới đây.

A. Kiến thức Giáo dục đại cương

I. Học phần bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin

2

Tư tưởng HCM

3

Đường lối CM của Đảng CSVN

4

Đường lối văn hóa-văn nghệ của Đảng CSVN

5

Lịch sử Triết học

6

Pháp luật đại cương & Phòng chống tham nhũng

7

Cơ sở văn hóa Việt nam

8

Lịch sử Mỹ thuật Việt nam 1

9

Lịch sử Mỹ thuật Thế giới 1

10

Mỹ học đại cương

11

Lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng

12

Thẩm mỹ Công nghiệp

13

Tiếng Anh

14

Tin học cơ bản

15

Tin học chuyên ngành

16

PP nghiên cứu khoa học

17

Nghệ thuật học đại cương

18

Giáo dục thể chất

19

Giáo dục quốc phòng-an ninh

II. Học phần tự chọn

20

In độc bản

21

NT Khắc trổ giấy, bìa

22

Sơn dầu

23

Lụa

B. Kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp

I. Kiến thức cơ sở ngành

24

Giải phẫu tạo hình

25

Xa gần

26

Đạc họa

27

Hình họa 1

28

Hình họa 2

29

Hình họa 3

30

Hình họa 4

31

Hình họa 5

32

Hình họa 6

33

Cơ sở tạo hình 1

34

Cơ sở tạo hình 2

35

Cơ sở tạo hình 3

II. Kiến thức ngành

a. Học phần bắt buộc

36

Vẽ kỹ thuật

37

Maketing

38

Nguyên lý thị giác

39

Nhân trắc học

40

Nhiếp ảnh

41

Đồ họa tranh in 1

42

Đồ họa tranh in 2

43

Đồ họa tranh in 3

44

Sáng tác Thiết kế 1

45

Sáng tác Thiết kế 2

46

Sáng tác Thiết kế 3

47

Sáng tác Thiết kế 4

48

Sáng tác Thiết kế 5

49

Sáng tác Thiết kế 6

50

Sáng tác Thiết kế 7

51

Sáng tác Thiết kế 8

52

Sáng tác Thiết kế 9

53

Sáng tác Thiết kế 10

54

Sáng tác Thiết kế 11

55

Sáng tác Thiết kế 12

56

Sáng tác Thiết kế 13

57

Sáng tác Thiết kế 14

58

Sáng tác Thiết kế 15

59

Sáng tác Thiết kế 16

60

Sáng tác Thiết kế 17

61

Sáng tác Thiết kế 18

b. Học phần tự chọn

62

Book Art

63

In cảm quang

III. Thực tập nghề nghiệp

64

Thực tập 1

65

Thực tập 2

66

Thực tập 3

67

Thực tập 4

IV. Thi tốt nghiệp

Theo Đại học Mỹ thuật Việt Nam

3. Các khối thi vào ngành Thiết kế đồ họa

- Mã ngành: 7210403

- Ngành Thiết kế đồ họa xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán; Lý; Hóa)
  • A01 (Toán; Lý; Anh)
  • D01 (Toán; Văn; Anh)
  • C00 (Văn; Sử; Đại)
  • TH1 (Toán; Văn; Tin học)
  • V00 (Toán, Vẽ, Vẽ)
  • H00 (Toán; Văn; Vẽ)

 

4. Điểm chuẩn ngành Thiết kế đồ họa

Điểm chuẩn của ngành Thiết kế đồ họa của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 13 - 32 điểm, tùy thuộc vào các môn xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ và điểm thi môn năng khiếu.

5. Các trường đào tạo ngành Thiết kế đồ họa

Hiện có rất nhiều trường đào tạo ngành Thiết kế đồ họa, để giúp các sĩ tử dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp các trường đại học có ngành Thiết kế đồ họa theo từng khu vực.

- Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Mỹ thuật Việt Nam
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu (Cơ sở Hà Nội)
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Hòa Bình
  • Đại học FPT
  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
  • Đại học Hòa Bình
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Nguyễn Trãi
  • Đại học Kinh Bắc
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
  • Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế
  • Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kiến trúc TP.HCM
  • Đại học Mỹ thuật TP.HCM
  • Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Nguyễn Tất Thành

6. Cơ hội việc làm trong ngành Thiết kế đồ họa

Hiện nay, nhu cầu lao động làm việc trong ngành Thiết kế đồ họa đang rất thiếu hụt. Vì vậy, theo học ngành này bạn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên có thể làm những công việc sau:

  • Thiết kế đồ hoạ: Đây là công việc hầu hết các bạn sinh viên ra trường đều sẽ đảm nhận, cụ thể các bạn sẽ làm việc tại các lĩnh vực liên quan đến thiết kế như: Thiết kế logo, menu, catalogue, brochure, nhãn sản phẩm, thiết kế bảng hiệu, triển lãm, các vật phẩm quảng cáo, infographic, hộp đèn, bandroll, thiết kế dàn trang bìa sách, tạp chí…
  • Thiết kế web - App: Thiết kế giao diện người dùng như giao diện website, máy tính, điện thoại, thiết kế app, banner tĩnh, banner động, banner quảng cáo trực tuyến…
  • Đồ họa 3D: Thiết kế nhân vật hoạt hình, các bản vẽ kỹ thuật 2D - 3D, thiết kế trang trí nội thất…
  • MultiMedia: Thực hiện các dự án phim quảng cáo, dựng phim, xử lý các hiệu ứng, âm thanh cho MV ca nhạc, các phóng sự truyền hình, phát thanh…
  • Giảng viên: Sau khi được đào tạo chuyên ngành thiết kế đồ hoạ, cùng một số kĩ năng giao tiếp, sư phạm… học viên hoàn toàn có thể làm giảng viên giảng dạy tại các trường học, trung tâm, CLB về thiết kế để truyền đạt kiến thức của mình.

Khi có đủ năng lực làm những công việc trên, sinh viên dễ dàng xin việc tại các đơn vị:

  • Công ty chuyên sản xuất những mặt hàng liên quan đến thiết kế thời trang, hàng tiêu dùng;
  • Công ty chuyên sản xuất các ấn phẩm báo chí, xuất bản sách;
  • Công ty thiết kế về xây dựng, trang trí nội thất, kiến trúc;
  • Công ty chuyên về thiết kế web, thiết kế đồ họa;
  • Công ty chuyên về quảng cáo, sản xuất phim, các đài truyền hình, studio.

Bên cạnh đó, khi đã có những kinh nghiệm cần thiết, bạn hoàn toàn có thể trở thành 1 Freeelancer tự nhận dự án của các công ty, tổ chức…

7. Mức lương làm việc trong ngành Thiết kế đồ họa

Mức lương của nhân viên trong lĩnh vực thiết kế đồ họa sẽ tùy theo năng lực và kinh nghiệm.

  • Đối với sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương từ 5 - 7tr/tháng.
  • Đối với những người có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm sẽ có mức lương là từ 10 - 15 triệu/tháng.
  • Đối với những nhà thiết kế có kinh nghiệm lâu năm thì mức lương rơi vào khoảng 20 - 25 triệu/tháng.

8. Những tố chất cần có đối với nhà Thiết kế đồ họa

Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có tố chất nhất định, đối với ngành Thiết kế đồ họa ngoài khả năng vẽ đẹp thì ngành này còn đòi hỏi bạn những yêu cầu sau:

  • Là người yêu thích sự sáng tạo: Trước khi bước vào lĩnh vực thiết kế đồ họa thì trước tiên bạn cần phải là một người yêu thích sự sáng tạo, những sáng tạo thường mang đến sự độc đáo. Ngành thiết kế nhiều người thường nghĩ là có năng khiếu nhưng chỉ cần bạn yêu thích sự sáng tạo thì đó sẽ là động lực để bản theo đuổi lĩnh vực này.
  • Là một người yêu thích cái đẹp: Nếu như bạn là người luôn nhạy cảm trước cái đẹp, yêu thích những bức ảnh có hồn hay những thiết kế trên các trang báo, banner thì bạn là một người thích hợp theo ngành thiết kế. Đây là một trong những tố chất của một dân thiết kế đồ họa, là yêu thích cái đẹp. Niêm đam mê sáng tạo, sự yêu thích cái đẹp chính là nền tảng cho sự phát triển ngành thiết kế đồ họa.
  • Luôn học hỏi những điều mới: Một người làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa bạn cần phải luôn học hỏi những điều mới mẻ, để có thể làm được điều này bạn cần phải luôn biết cập nhật được những sự mới mẻ để có thể nắm bắt được nhu cầu của xã hội.

VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC