Ngành Quan hệ quốc tế - 7310206

17 Th05, 2021 - Xem: 2076

Ngành Quan hệ quốc tế với mã ngành 7310206 là ngành học rất hấp dẫn, dành cho những người năng động. Tuy nhiên, để theo học ngành này thì đòi hỏi bạn phải có học lực từ loại khá trở lên và khả năng tiếng Anh phải rất tốt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Quan hệ quốc tế.

1. Tìm hiểu  gành Quan hệ quốc tế 

  • Quan hệ quốc tế (tiếng Anh là International Relations) là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ, tổ chức phi chính phủ, và các công ty đa quốc gia. Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học.
  • Ngành Quan hệ quốc tế là ngành học liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.
  • Ngành học này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử - chính trị thế giới hiện đại; kiến thức về khoa học chính trị; những lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế; kiến thức cơ bản về luật quốc tế; nắm vững chính sách đối ngoại của Việt Nam; hiểu biết về chính sách đối ngoại các nước lớn trên thế giới; kiến thức nền tảng về văn hóa, tôn giáo thế giới; kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế.

2. Chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế

Để biết ngành Quan hệ quốc tế học những môn gì, các bạn hãy xem khung chương trình đào tạo của ngành trong bảng dưới đây.

A - KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

A1. Khối kiến thức giáo dục chung

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng CSVN

5

Pháp luật đại cương

6

Kỹ năng mềm

7

Tiếng Anh 1

8

Tiếng Anh 2

9

Tiếng Anh 3

10

Tiếng Anh 4

11

Tiếng Nhật 1

12

Tiếng Nhật 2

13

Tiếng Nhật 3

14

Tiếng Nhật 4

15

Giáo dục quốc phòng

16

Giáo dục thể chất

A2. Các môn học chung khối Kinh tế - Xã hội

1

Tin học đại cương

2

Xã hội học đại cương

3

Tâm lý học đại cương

4

Logic học

5

Lịch sử văn minh thế giới

B - KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

Khối kiến thức cơ sở khối ngành và nhóm ngành

1

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

2

Báo chí và thông tin đối ngoại

3

Kinh tế học đại cương

4

Hội nhập văn hóa quốc tế

5

Kỹ thuật soạn thảo văn bản

6

Luật quốc tế (công pháp, tư pháp quốc tế)

7

Chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam

8

Địa Chính trị - Kinh tế

Khối kiến thức ngành

1

Nhập môn ngoại giao và Lý luận Quan hệ quốc tế

2

Chính sách đối ngoại Việt Nam I

3

Đàm phán quốc tế

4

Lịch sử quan hệ quốc tế I

5

Quan hệ kinh tế quốc tế

6

Chính sách đối ngoại Việt Nam II

7

Lịch sử quan hệ quốc tế II

8

Các tổ chức quốc tế

9

Tổ chức sự kiện quốc tế

Khối kiến thức chuyên ngành

 

Quan hệ đối ngoại

1

Lễ tân ngoại giao

2

Marketing quốc tế

3

Nghiệp vụ thư ký văn phòng

4

Các vấn đề an ninh khu vực châu Á- Thái Bình Dương

5

Tiếng Nhật chuyên ngành
(Tiếng Nhật 5/ 6)

6

Tiếng Anh chuyên ngành
(ĐN5 ; ĐN6 ; ĐN7; ĐN8)

7

Các vấn đề toàn cầu trong quan hệ quốc tế

8

Truyền thông và quan hệ công chúng

 

Kinh tế đối ngoại

1

Thuế và hệ thống thuế

2

Marketing quốc tế

3

Nghiệp vụ ngoại thương (giao dịch, vận tải, bảo hiểm)

4

Thanh toán quốc tế

5

Tiếng Nhật chuyên ngành
(Tiếng Nhật 5/ 6)

6

Tiếng Anh chuyên ngành
(KT5; KT6;KT7;KT8)

7

Luật kinh doanh quốc tế

8

Quản trị nhân lực

 

Kinh doanh quốc tế

1

Kinh doanh quốc tế

2

Marketing quốc tế

3

Nghiệp vụ ngoại thương (giao dịch, vận tải, bảo hiểm)

4

Logicstics

5

Tiếng Nhật chuyên ngành
(Tiếng Nhật 5/ 6)

6

Tiếng Anh chuyên ngành
(KT5; KT6;KT7;KT8)

7

Khởi sự doanh nghiệp

8

Quản trị nhân lực

 

Quan hệ công chúng và Truyền thông

1

Truyền thông và quan hệ công chúng

2

Các thể loại báo chí

3

Nghiệp vụ báo chí

4

Quan hệ công chúng ứng dụng

5

Tiếng Nhật chuyên ngành
(Tiếng Nhật 5/ 6)

6

Tiếng Anh chuyên ngành
(QT5; QT6; QT7; QT8)

7

Nghiệp vụ truyền thông

 

Kiến thức bổ trợ, thực tập nghề nghiệp (Hướng nghiệp)

 

Khóa luận tốt nghiệp /Báo cáo thực tập

C - KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN

 

Tự chọn 1

1

Văn hóa tổ chức

2

Kinh tế thị trường

3

Quản trị thương hiệu

4

Chính trị học đại cương

 

Tự chọn 2

 

Chuyên ngành Quan hệ đối ngoại

1

An ninh và xung đột trong QHQT

2

Chính sách đối ngoại của các nước lớn

3

Ngoại giao văn hóa

4

Phân tích sự kiện quốc tế

5

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam

 

Chuyên ngành: kinh tế đối ngoại

1

Nghiệp vụ hải quan

2

Chính sách đối ngoại của các nước lớn

3

Ngoại giao văn hóa

4

Phân tích sự kiện quốc tế

5

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam

 

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế

1

Luật kinh doanh quốc tế

2

Chính sách đối ngoại của các nước lớn

3

Ngoại giao văn hóa

4

Phân tích sự kiện quốc tế

5

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam

 

Chuyên ngành: Quan hệ công chúng và truyền thông

1

Truyền thông Marketing

2

Chính sách đối ngoại của các nước lớn

3

Ngoại giao văn hóa

4

Phân tích sự kiện quốc tế

5

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam

Theo Đại học Đông Đô

3. Các khối thi vào ngành Quan hệ quốc tế

- Mã ngành: 7310206

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Quan hệ quốc tế:

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Quan hệ quốc tế

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Quan hệ quốc tế những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 18 - 24 điểm tùy theo các tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Quan hệ quốc tế

Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành Quan hệ quốc tế theo từng khu vực sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp.

- Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Ngoại giao
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Duy Tân

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
  • Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Quan hệ quốc tế

Ngành Quan hệ quốc tế có cơ hội việc làm rộng mở với các vị trí việc làm đa dạng, bởi hiện nay nguồn nhân lực của ngành này đang thiếu hụt. Sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế khi ra trường có đủ năng lực chuyên môn có thể dễ dàng xin việc tại các vị trí sau:

  • Chuyên viên đối ngoại của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành;
  • Công tác truyền thông đối ngoại trên các vị trí biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình... trong ngành truyền thông;
  • Chuyên viên đối ngoại, điều phối dự án, đại diện thương mại trong và ngoài nước hay tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;
  • Công việc biên dịch, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch;
  • Nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các trường đại học, viện đào tạo...

 Với sự phong phú trong các vị trí công việc như trên, sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị sau:

  • Các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến các Bộ, Ban, Ngành;
  • Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  • Các đơn vị báo chí, truyền hình;
  • Các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học, viện đào tạo chuyên môn...

7. Mức lương ngành Quan hệ quốc tế

  • Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương trung bình từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng.
  • Đối với những đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Quan hệ quốc tế và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 10 - 15 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Quan hệ quốc tế 

Để theo học ngành Quan hệ quốc tế, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Kỹ năng giao tiếp, trình bày và đàm phán tốt
  • Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt
  • Có kỹ năng trình bày, kỹ năng lắng nghe
  • Hiểu biết sâu sắc về lịch sử, về văn hóa, xã hội nước nhà cũng như lịch sử và văn hóa thế giới
  • Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực công việc cao
  • Năng động, tự tin, có tinh thần trách nhiệm cao
  • Khả năng tự học hỏi, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng khác như nghi thức ngoại giao, phong tục tập quán của từng quốc gia...

Ngành Chính trị học - 7310201

Trong xã hội hiện đại, Chính trị học với mã ngành 7310201 là một ngành học rất được ưa chuộng vì nó cung cấp cho bạn hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng về các vấn đề chính trị, xã hội và những kĩ năng giải quyết những vấn đề gặp phải trong sự vận động phức tạp của đời sống. Do đó, hiện nay, ngành Chính trị học đang thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành Chính trị học.


VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC