TỔ HỢP MÔN KHỐI N

24 Th02, 2021 - Xem: 1360

Tổ hợp môm Khối N là một trong những khối năng khiếu dành riêng cho những bạn yêu thích âm nhạc, có khả năng về ca hát, sáng tác và khả năng chơi đạo cụ âm nhạc.

Nếu bạn có năng khiếu trong lĩnh vực này và có nguyện vọng tìm một ngành học, một trường học phù hợp thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về khối N và các ngành, các trường xét tuyển khối N giúp các bạn định hướng nghề nghiệp theo năng khiếu của mình.

1. Các tổ hợp môn thuộc khối N

Theo hình thức thi mới của Bộ GD&ĐT, khối N gồm 9 tổ hợp khối thi đại học. Với ba môn thi là Ngữ văn, Năng khiếu 1 và năng khiếu 2, tùy từng tổ hợp mà môn năng khiếu 1 và năng khiếu 2 sẽ khác nhau. Cụ thể mã các tổ hợp môn khối N như sau:

  • N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
  • N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
  • N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
  • N03: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
  • N04: Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
  • N05: Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
  • N06: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
  • N07: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
  • N08: Ngữ văn , Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
  • N09: Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề- chỉ huy tại chỗ

Cũng giống như khối M, khối N điểm môn Ngữ văn sẽ lấy từ điểm từ kỳ thi THPT Quốc gia. Đối với các bạn chưa tốt nghiệp THPT, các bạn vẫn sẽ phải thi đủ 3 môn bắt buộc đó là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh cùng một bài thi tự chọn là tổ hợp các môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc tổ hợp các môn khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân).

Với trường hợp các thí sinh đã tốt nghiệp THPT thì vẫn phải đăng ký dự thi môn ngữ văn để lấy điểm xét tuyển vào đại học cùng 2 môn Âm nhạc. Môn năng khiếu thì tùy theo trường ra đề thi không theo đề chung của Bộ, nên sẽ có sự khác nhau giữa các trường, môn năng khiếu nhân hệ số 1 hoặc 2 và bạn cần liên hệ trường để tìm hiểu thông tin cụ thể.

Nội dung thi năng khiếu âm nhạc do các trường tự quyết định. Thông thường sẽ có các nội dung sau:

  • Môn xướng âm (hệ số 1): Thí sinh dự thi bốc thăm chọn 1 bài xướng âm trong một bộ đề thi. Thí sinh được chuẩn bị trong 10 phút và sẽ xướng âm trước ban giám khảo.
  • Môn Hát, Đàn (hệ số 2): Thí sinh sẽ được tự chọn một trong 2 phần thi là Hát hoặc Đàn và Hát. Phần thi hát, thí sinh sẽ hát 2 bài tự chọn, phần đệm đàn do giảng viên của trường phụ trách. Với phần thi còn lại, thí sinh hát 1 bài tự chọn có đệm đàn piano của giảng viên trường hoặc thí sinh vừa hát vừa đệm đàn; sau đó thí sinh sẽ đàn 1 bài tự chọn trên một trong các nhạc cụ: piano, guitar, keyboard hoặc nhạc cụ dân tộc.
  • Môn thanh nhạc (hệ số 2): Thí sinh dự thi sẽ hát 2 bài tự chọn có tính chất âm nhạc khác nhau với phong cách nhạc nhẹ.

2. Các ngành xét tuyển khối N

Hiện nay, có một số ngành xét tuyển khối năng khiếu N như sau:

  • Sư phạm âm nhạc
  • Thanh nhạc
  • Piano
  • Âm nhạc học
  • Sáng tác âm nhạc
  • Biểu diễn nhạc cụ phương Tây
  • Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
  • Nhạc Jazz
  • Chỉ huy âm nhạc
  • Sân khấu điện ảnh
  • Lý luận âm nhạc
  • Đạo diễn sân khấu
  • Nhã nhạc
  • Quản lý văn hóa
  • Thiết kế mỹ thuật sân khấu điện ảnh
  • Nhiếp ảnh
  • Diễn viên
  • Diễn viên chèo
  • Diễn viên sân khấu điện ảnh
  • Biên đạo múa...

3. Các trường xét tuyển khối N

Dưới đây sẽ là các trường đại học, cao đẳng xét tuyển khối N trên cả nước. Bạn hãy lựa chọn cho bản thân một trường phù hợp nhất với nguyện vọng và khả năng của bản thân.

- Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
  • Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc
  • Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc
  • Cao đẳng múa Việt Nam...

- Khu vực miền Trung:

  • Học viện Âm nhạc Huế

- Khu vực miền Nam:

  • Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn...

VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC