Ngành Khuyến nông - 7620102

09 Th05, 2021 - Xem: 1118

Ngành Khuyến nông với mã ngành 7620102 được đánh giá cao trong nhóm ngành Nông nghiệp, thí sinh tham khảo thông tin bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng thể về ngành, nghề để có lựa chọn phù hợp. Khuyến nông là công tác quan trọng trong hoạt động nông nghiệp, là hoạt động thiết yếu đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp.

1. Tìm hiểu ngành Khuyến nông

  • Khuyến nông (tiếng Anh là Agriculture Extension) được hiểu là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
  • Chương trình khuyến nông là tập hợp những dự án, nhiệm vụ khuyến nông để phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành và địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Bao gồm tên chương trình, mục tiêu khái quát, tên các dự án, nhiệm vụ khuyến nông đến chương trình, địa bàn triển khai và kết quả dự án.
  • Chương trình đào tạo ngành Khuyến nông sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về sinh thái, môi trường, bảo vệ động thực vật, cây trồng, vật nuôi và nghiệp vụ khuyến nông. Người học cũng sẽ được trang bị kiến thức về khoa học nông nghiệp, kinh doanh và quản lý nông nghiệp cũng như kỹ năng tổ chức thông tin, tuyên truyền, đào tạo và tập huấn, chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình, mở rộng sản xuất - kinh doanh, tư vấn và cung cấp dịch vụ cần thiết phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng chuyển giao kỹ thuật và đảm nhận được nhiệm vụ xây dựng, tuyên truyền vận động về công tác khuyến nông lâm tại nông trường, hợp tác xã nông nghiệp, trang trại, công ty kinh doanh và doanh nghiệp nông lâm nghiệp ở mức độ vừa và nhỏ và có khả năng làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến khuyến nông lâm.

2. Chương trình đào tạo ngành Khuyến nông

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Khuyến nông trong bảng dưới đây.

A

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

I

Lý luận chính trị

1.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4.

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

II

Giáo dục thể chất

III

Giáo dục quốc phòng

IV

Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và MT

5.

Ngoại ngữ không chuyên 1

6.

Ngoại ngữ không chuyên 2

7.

Ngoại ngữ không chuyên 3

8.

Toán cao cấp C

9.

Xác suất - Thống kê

10.

Hóa học

11.

Hóa phân tích

12.

Vật lý đại cương

13.

Tin học đại cương

14.

Sinh học đại cương

15.

Sinh thái và môi trường

16.

Biến đổi khí hậu đại cương

V

Khoa học xã hội và nhân văn

17.

Nhà nước và pháp luật

18.

Tâm lý học đại cương

19.

Xã hội học đại cương

B

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

I

Kiến thức cơ sở ngành

20.

Trồng trọt đại cương

21.

Chăn nuôi đại cương

22.

Nuôi trồng thuỷ sản đại cương

23.

Làm vườn đại cương

24.

Hệ thống nông nghiệp

25.

Xã hội học nông thôn

26.

Phát triển cộng đồng

27.

Đánh giá nông thôn

28.

Phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi

II

Kiến thức ngành

 

Bắt buộc

29.

Phân tích sinh kế

30.

Kinh tế nông nghiệp

31.

Phương pháp khuyến nông

32.

Tổ chức công tác khuyến nông

33.

Phương pháp đào tạo cán bộ tập huấn

34.

Lập kế hoạch khuyến nông

35.

Chính sách phát triển nông thôn

36.

Quản lý dự án phát triển

37.

Kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông thôn

38.

Quản lý nông trại

39.

Thống kê kinh tế - xã hội

40.

Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu

41.

Nghiên cứu phát triển nông thôn

 

Tự chọn (6/18)

42.

Phân tích chuổi giá trị nông sản

43.

Giới và phát triển

44.

Tài chính vi mô

45.

Quản lý tài nguyên môi trường nông thôn

46.

Công tác xã hội trong phát triển nông thôn

47.

Quy hoạch phát triển nông thôn

48.

Kinh tế tài nguyên và môi trường

49.

Thực hành nông nghiệp tốt và nông nghiệp an toàn

50.

Quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm

III

Kiến thức bổ trợ

51.

Truyền thông phát triển

52.

Kỹ năng mềm

53.

Phương pháp tiếp cận khoa học

IV

Thực tập nghề nghiệp

54.

Tiếp cận nghề KN

55.

Thao tác nghề KN

56.

Thực tế nghề KN

V

Khóa luận tốt nghiệp

57.

Khóa luận tốt nghiệp KN

Theo Đại học Nông lâm - Đại học Huế

3. Các khối thi vào ngành Khuyến nông

- Mã ngành: 7620102

- Ngành Khuyến nông xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán - Vật lý - Hóa học
  • B00: Toán - Hóa - Sinh học
  • B08: Toán - Sinh học - Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý
  • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Khuyến nông

Điểm chuẩn ngành Khuyến nông năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 13 - 14 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Khuyến nông

Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khuyến nông, chỉ có một số trường sau:

  • Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
  • Đại học Vinh

6. Cơ hội việc làm ngành Khuyến nông

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khuyến nông, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu các đơn vị dưới đây:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến  phát triển nông thôn, đặc biệt là cơ quan của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các cấp;
  • Trung  tâm khuyến nông Quốc gia, trung tâm khuyến nông các tỉnh, Trạm  khuyến nông các huyện;
  • Các tổ chức kinh tế có liên quan đến phát triển nông thôn và  khuyến nông (doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, cơ sở chế biến, marketing nông lâm thủy sản, các hợp tác xã...);
  • Các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và viện nghiên cứu; các trường đào tạo về khuyến nông và phát triển nông thôn...
  • Làm việc trong các tổ chức Quốc tế, các công ty tư vấn về kinh tế; các tổ chức xã hội nghề nghiệp và nông thôn; các chương trình về phát triển nông thôn, cộng đồng, các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp…
  • Ban dân tộc miền núi, Ban định canh định cư, tổ chức kinh tế, xã hội và đoàn thể các cấp;
  • Các viện nghiên cứu về nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Các dự án/ chương trình khuyến nông và phát triển nông thôn;
  • Cơ quan truyền thông các cấp (Ban – Chương trình – Kênh truyền hình – Phát thanh về nông nghiệp và phát triển nông thôn);
  • Các hợp tác xã, cộng đồng thôn/bản.

7. Mức lương của ngành Khuyến nông 

  • Thực tế, mức lương của ngành Khuyến nông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa điểm làm việc, trình độ và năng lực chuyên môn... Mức lương của ngành dao động trong khoảng 5 - 15 triệu.
  • Bên cạnh đó, các cán bộ Khuyến nông tại các cơ quan quản lý nhà nước còn được hưởng các khoản phụ cấp theo quy định. Phụ cấp hàng tháng theo hệ số 0,8 mức lương tối thiểu.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Khuyến nông

Để có thể theo học ngành Khuyến nông, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Yêu thiên nhiên, môi trường;
  • Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
  • Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.

Ngành Nông nghiệp - 7620101

Tuy không “hot” bằng các khối ngành kinh tế và truyền thông, song Ngành Nông nghiệp với mã ngành 7620101 vẫn được rất nhiều thí sinh quan tâm và lựa chọn. Ngành Nông nghiệp được đánh giá là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, nông nghiệp vẫn đang được chú trọng đầu tư và phát triển vì thế nhu cầu nhân lực trong thời gian tới vẫn rất cần.


VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC