Ngành Kiểm toán - 7340302

19 Th05, 2021 - Xem: 2421

Với mức thu nhập tốt cùng những cơ hội phát triển trong nghề, kiểm toán với mã ngành 7340302 vẫn là một trong những ngành thu hút sinh viên kinh tế nhất hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về ngành Kiểm toán trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu ngành Kiểm toán 

  • Kiểm toán (tiếng Anh là Audit) là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin tài chính được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
  • Là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, bằng hệ thống phương pháp kĩ thuật riêng của kiểm toán, do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
  • Kiểm toán dùng các phương pháp đối chiếu, logic, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính của một công ty, tổ chức nào đó.
  • Phạm vi của kiểm toán rất rộng, bao gồm các lĩnh vực khác nhau như: kiểm toán về thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng.
  • Phân loại kiểm toán theo chủ thể thì kiểm toán có 3 loại là: kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.

2. Chương trình đào tạo ngành Kiểm toán

Khung chương trình đào tạo và các môn học của ngành Kiểm toán:

Khối kiến thức Giáo dục đại cương

1

Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*)

18
Tin học căn bản (*)
2

Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*)

19
TT. Tin học căn bản (*)
3

Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*)

20
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
4

Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*)

21
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
5

Giáo dục thể chất 1+2+3 (*)

22
Tư tưởng Hồ Chí Minh
6

Anh văn căn bản 1 (*)

23
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
7

Anh văn căn bản 2 (*)

24
Pháp luật đại cương
8

Anh văn căn bản 3 (*)

25
Xác suất thống kê
9

Anh văn tăng cường 1 (*)

26 Toán kinh tế 1
10

Anh văn tăng cường 2 (*)

27
Kỹ năng giao tiếp
11 Anh văn tăng cường 3 (*) 28
Logic học đại cương
12

Pháp văn căn bản 1 (*)

29
Cơ sở văn hóa Việt Nam
13

Pháp văn căn bản 2 (*)

30
Tiếng Việt thực hành
14

Pháp văn căn bản 3 (*)

31
Văn bản và lưu trữ học đại cương
15

Pháp văn tăng cường 1 (*)

32
Xã hội học đại cương
16

Pháp văn tăng cường 2 (*)

33 Kỹ năng mềm
17

Pháp văn tăng cường 3 (*)

   

Khối kiến thức cơ sở ngành

34

Kinh tế vi mô 1

44
Hệ thống thông tin kế toán 1
35

Kinh tế vĩ mô 1

45
Chuẩn mực kế toán
36

Nguyên lý thống kê kinh tế

46 Thuế
37

Phương pháp nghiên cứu trong Tài chính - Kế toán

47
Tài chính – Tiền tệ
38

Nguyên lý kế toán

48
Marketing căn bản
39

Phương pháp tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề

49 Kinh tế quốc tế
40

Luật Kinh tế

50 Kinh tế lượng
41

Kiểm toán 1

51 Quản trị học
42

Kế toán quản trị 1

52
Ứng dụng toán trong kinh doanh
43

Kế toán tài chính 1

   

Khối kiến thức chuyên ngành

53

Hệ thống kiểm soát nội bộ

72
Phân tích hoạt động kinh doanh
54

Kiểm toán 2

73
Kinh tế học ngân hang
55

Kiểm toán hoạt động

74
Quản trị rủi ro tài chính
56

Kiểm toán Nhà nước

75
Thị trường chứng khoán
57

Tổ chức thực hiện công tác kiểm toán

76
Quản trị văn phòng
58

Kế toán tài chính 2

77
Quản trị tài chính các công ty đa quốc gia
59

Anh văn chuyên ngành Tài chính - Kế toán

78
Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
60

Kế toán ngân hàng

79 Đầu tư tài chính
61

Phân tích báo cáo tài chính

80
Nghiên cứu marketing
62

Quản trị tài chính

81 Định giá tài sản
63

Chuyên đề ngành kiểm toán

82
Quản trị nguồn nhân lực
64

Kiểm toán môi trường

83
Quan hệ công chúng
65

Ứng dụng phần mềm trong kế toán

84
Khởi sự doanh nghiệp
66

Kế toán hành chính sự nghiệp

85
Luận văn tốt nghiệp - Kiểm toán
67

Hệ thống thông tin kế toán 2

86
Tiểu luận tốt nghiệp - Kiểm toán
68

Kế toán và khai báo thuế

87 Dự báo kinh tế
69

Kế toán tài chính 3

88
Chuẩn mực kiểm toán
70

Kế toán quản trị 2

89
Pháp luật kiểm toán
71

Tổ chức thực hiện công tác kế toán

90
Seminar kiểm toán

Theo Đại học Cần Thơ

3. Các khối thi vào ngành Kiểm toán 

- Mã ngành Kiểm toán: 7340302

- Các khối thi và tổ hợp môn thi của ngành Kiểm toán:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Kiểm toán

Điểm chuẩn ngành học Kiểm toán của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 15 - 18 điểm, tùy thuộc vào khối thi và kết quả xét tuyển THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Kiểm toán

Để giúp các sĩ tử tìm được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Kiểm toán theo từng khu vực.

- Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
  • Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Tài chính - Kế toán
  • Đại học Kinh tế - Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

6. Cơ hội việc làm ngành Kiểm toán

Ngành Kiểm toán hiện nay đang là một ngành học rất "hot" ở nước ta, bởi cơ hội nghề nghiệp vô cùng lớn và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Sau khi ra trường, sinh viên ngành Kiểm toán dễ dàng xin việc tại các công ty, doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước nếu đủ năng lực, kỹ năng nghề nghiệp. Cụ thể, sinh viên sẽ làm các công việc chính của kiểm toán viên:

  • Lập kế hoạch kiểm toán: Trên cơ sở phân tích mục tiêu, giới hạn và nguồn tài liệu đã thu thập được, nhân viên kiểm toán lên kế hoạch các công việc phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Xây dựng chương trình kiểm toán: xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.
  • Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán như kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, kiểm kê, điều tra, trắc nghiệm...
  • Ghi chép các phát hiện, những nhận định về các nghiệp vụ, con số, các sự kiện... để tích lũy bằng chứng khách quan cho kết luận kiểm toán.
  • Lập báo cáo, đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính của đơn vị.

Với những công việc như trên, kiểm toán viên sẽ làm việc tại các vị trí:

  • Kiểm toán nội bộ: làm việc trong bộ phận kiểm toán trực thuộc một công ty, tổ chức, cơ quan...
  • Kiểm toán độc lập tại các công ty, văn phòng làm các dịch vụ, tư vấn về kiểm toán cho các công ty, doanh nghiệp cần đến hoạt động kiểm toán.
  • Cơ quan kiểm toán nhà nước với tư cách là một tổ chức cơ quan hành chính tương đương Bộ có quyền kiểm soát các Bộ khác trong các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án vay nợ, sử dụng ngân sách nhà nước...

7. Mức lương ngành Kiểm toán

Hiện thu nhập bình quân của các nhân viên kiểm toán vào khoảng 8 triệu đồng/tháng đối với những người ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, tùy vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm mà các công ty có thể trả mức lương cao hơn từ 10 - 20 triệu đồng/ tháng.

8. Những tố chất cần có để trở thành Kiểm toán viên

Kiểm toán là nghề hấp dẫn nhưng cũng có những yêu cầu đặc trưng. Muốn biết mình có hợp với nghề này không, bạn hãy thử xem mình có những phẩm chất sau không nhé!

  • Tính độc lập: không bị phụ thuộc vào bất cứ khách hàng cũng như một số liệu tài chính nào;
  • Tính thận trọng: chỉ công bố điều gì khi có đủ bằng chứng;
  • Khả năng diễn đạt gãy gọn, khúc chiết;
  • Óc quan sát và tư duy phân tích cao;
  • Chăm chỉ học hỏi;
  • Giỏi tính toán, yêu thích những con số;
  • Khả năng chịu đựng áp lực công việc.

Ngành Tài chính - Ngân hàng - 7340201

Tài chính - ngân hàng với mã ngành 7340201 là ngành chuyên đào tạo những vấn đề liên quan đến việc luân chuyển và giao dịch tiền tệ, hiện đang “nóng” lại trong khoảng thời gian gần đây. Nhiều trường đại học đào tạo ngành Tài chính - ngân hàng trên cả nước nhưng đầu ra vẫn không đủ cung cấp cho các ngân hàng, tổ chức tài chính.


VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC