Ngành Kinh tế đối ngoại - 7310106

26 Th02, 2021 - Xem: 2132

Trong những năm gần đây, ngành Kinh tế đối ngoại với mã ngành 7310106 trở thành một ngành học thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy ngành Kinh tế đối ngoại học gì và cơ hội việc làm của ngành này ra sao? Tại sao nó lại trở thành ngành "HOT" cuốn hút sự lựa chọn của các thì sinh.

1. Tìm hiểu ngành Kinh tế đối ngoại

  • Kinh tế đối ngoại là (tiếng Anh International Economics) ngành học nghiên cứu về mối quan hệ trao đổi, giao thương giữa hai lãnh thổ, địa giới khác nhau trên toàn thế giới. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác.
  • Ngành Kinh tế đối ngoại đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế có năng lực, tự tin, năng động và nhạy bén trước những thay đổi của môi trường kinh doanh toàn cầu; có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có thể làm việc trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, đặc biệt là lĩnh vực Kinh tế đối ngoại.
  • Chương trình đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế; có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước. Các kiến thức  kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới.
  • Theo học ngành này, sinh viên còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu thông qua các môn học tiêu biểu như: Tài chính quốc tế, Marketing quốc tế, Vận tải và bảo hiểm, Pháp luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế, Thanh toán quốc tế, Thương mại điện tử, Chứng khoán, Kế toán, Hải quan…
  • Ngoài ra, hiện nay có nhiều người chưa phân biệt được sự khác nhau hai ngành Kinh doanh quốc tế và Kinh tế đối ngoại. Hiểu một cách đơn giản, điểm khác nhau ở đây là ở ngành Kinh tế đối ngoại sẽ có hàm lượng kiến thức về kinh tế sẽ nhiều hơn so với kinh doanh. Và ngành Kinh doanh quốc tế thi hàm lượng về kinh doanh sẽ nhiều hơn.

2. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại

Để biết được ngành Kinh tế đối ngoại học những môn gì, các bạn hãy tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành trong bảng dưới đây nhé.

A

Khối kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin I

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Toán cao cấp I

6

Toán cao cấp II

7

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

8

Pháp luật đại cương

9

Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

10

Tin học đại cương

11

Kỹ năng học tập và làm việc

12

Ngoại ngữ 1 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

13

Ngoại ngữ 2 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

14

Ngoại ngữ 3 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

15

Ngoại ngữ 4 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

16

Ngoại ngữ 5 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

B

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

I

Kiến thức cơ sở khối ngành

1

Kinh tế vi mô 1

2

Kinh tế vĩ mô 1

II

Khối kiến thức cơ sở ngành

1

Kinh tế lượng

2

Lịch sử các học thuyết kinh tế

3

Nguyên lý thống kê kinh tế

4

Tài chính - Tiền tệ

5

Quan hệ kinh tế quốc tế

6

Chính sách thương mại quốc tế

7

Đầu tư nước ngoài

III

Khối kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành)

1

Kinh tế vi mô 2

2

Kinh tế vĩ mô 2

3

Kinh tế phát triển

4

Kinh tế công cộng

5

Kinh tế môi trường

6

Giao dịch thương mại quốc tế

7

Vận tải và giao nhận trong ngoại thương

8

Bảo hiểm trong kinh doanh

9

Marketing quốc tế

10

Thương mại điện tử

11

Pháp luật trong hoạt động KTĐN

12

Nguyên lý kế toán

13

Thanh toán quốc tế

14

Ngoại ngữ 6 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

15

Ngoại ngữ 7 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG)

IV

Khối kiến thức tự chọn

1

Sở hữu trí tuệ

2

Nghiệp vụ hải quan

3

Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam

4

Đàm phán quốc tế

5

Thị trường chứng khoán

6

Kinh tế học tài chính

7

Kinh doanh quốc tế

8

Kinh tế kinh doanh

V

Thực tập

VI

Học phần tốt nghiệp

Theo Đại học Ngoại thương

3. Các khối thi vào ngành Kinh tế đối ngoại

Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh tế đối ngoại:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp

4. Điểm chuẩn ngành Kinh tế đối ngoại

Mức điểm chuẩn của ngành Kinh tế đối ngoại dao động trong khoảng 23 - 25 điểm, tùy theo các tổ hợp môn xét tuyển xét theo kỳ thi THPT Quốc gia. Cụ thể:

  • Đại học Ngoại thương: 25.4 (A00); 24.9 (A01, D01, D07); 23.85 (D02, D04); 24.7 (D03); 23.95 (D06)
  • Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP. HCM): 23.60

5. Các trường đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại

Hiện nay, ở nước ta có một trường đào tạo ngành/ chuyên ngành Kinh tế đối ngoại như:

  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Đại học Ngoại Thương
  • Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)

6. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế đối ngoại

Sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại sau khi ra trường sẽ có nhiều lợi thế về ngoại ngữ cùng chuyên môn vững vàng và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác để có thể dễ dàng xin được những công việc phù hợp trong lĩnh vực này như:

  • Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài;
  • Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu xử lý quá trình thanh toán,vận chuyển, kho bãi, bảo hiểm,...đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ;
  • Chuyên viên hoạch định chính sách làm việc tại bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế;
  • Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại.

Với các vị trí việc làm trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại có thể làm việc tại các đơn vị sau:

  • Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực có trao đổi, mua bán với các đối tác nước ngoài.
  • Các bộ phận Kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế...của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…)
  • Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trên cả nước có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế...

7. Mức lương của ngành Kinh tế đối ngoại

Những người làm việc trong lĩnh vực Kinh tế đối ngoại có mức lương khá cao so với các ngành nghề khác. Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các công ty, doanh nghiệp sẽ có mức lương khởi điểm từ 5 - 7 triệu/ tháng. Bên cạnh đó, đối với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm là việc và có năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 7 - 10 triệu/ tháng hoặc đối với cấp bậc quản lý từ 15 - 20 triệu/ tháng.

8. Những tố chất cần có để theo học ngành Kinh tế đối ngoại

Nếu bạn muốn biết mình có thực sự phù hợp với ngành Kinh tế đối ngoại hay không thì hãy xem bản thân có những tố chất dưới đây nhé.

  • Có đam mê và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh;
  • Am hiểu về lịch sử, văn hóa, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội các nước;
  • Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;
  • Chăm chỉ, kiên trì, chịu được áp lực công việc;
  • Có khả năng ngoại ngữ và tin học;
  • Sáng tạo, có khả năng thu thập và xử lý thông tin.

VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC