Ngành Luật kinh tế - 7380107

07 Th05, 2021 - Xem: 1825

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển nhanh chóng vì thế Ngành Luật kinh tế với mã ngành 7380107 đang trở thành một ngành thu hút nhiều bạn trẻ theo học bởi đây là ngành học có nhiều cơ hội việc làm và có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Vậy ngành Luật kinh tế là gì và ngành này sau khi ra trường làm công việc gì? là những vấn đề được nhiều phụ huynh và học sinh đặc biệt quan tâm.

1. Tìm hiểu ngành Luật kinh tế

  • Luật kinh tế (tiếng Anh là Economic Law) là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.
  • Ngành Luật kinh tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
  • Một số môn học then chốt trong chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng...
  • Phân biệt ngành Luật và ngành Luật kinh tế:
    • Ngành Luật cung cấp kiến thức luật ở hầu hết các lĩnh vực. Bên cạnh các lĩnh vực luật như ngành luật kinh tế, ngành luật còn cung cấp kiến thức luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học...
    • Ngành Luật kinh tế trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hầu hết các luật, trong đó tập trung vào các luật liên quan đến lĩnh vực thương mại và các vấn đề kinh tế.

2. Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế

Để biết được ngành Luật kinh tế học những gì thì các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.

I

Kiến thức giáo dục đại cương

 

Học phần bắt buộc

I.1

Lý luận chính trị

1

Những nguyên lý CB của Chủ nghĩa Mác – Lênin

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

I.2

Khoa học xã hội

4

Logic học

5

Tâm lý học đại cương

I.3

Ngoại ngữ

6

Tiếng Anh 1

7

Tiếng Anh 2

8

Tiếng Anh 3

I.4

Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên

9

Tin học đại cương

I.5

Giáo dục thể chất

10

Giáo dục thể chất *

I.6

Giáo dục quốc phòng

11

Giáo dục an ninh Quốc phòng *

 

Học phần tự chọn( Chọn 2/4 học phần )

12

Lịch sử văn minh thế giới

13

Cơ sở văn hóa Việt Nam

14

Xã hội học đại cương

15

Thống kê xã hội học

II

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

II.1

Kiến thức cơ sở khối ngành ( bắt buộc)

16

Kinh tế vi mô

17

Kinh tế vĩ mô

18

Lý luận nhà nước và pháp luật

19

Lịch sử nhà nước pháp luật

20

Luật học so sánh

II.2

Kiến thức ngành( bắt buộc)

21

Luật hiến pháp

22

Luật hành chính

23

Luật Dân sự: Những quy định chung tài sản và thừa kế

24

Luật Dân sự: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

25

Luật tố tụng Dân sự

26

Luật Hình sự

27

Luật tố tụng hình sự

28

Luật Thương mại 1

29

Luật Thương mại 2

30

Pháp luật hôn nhân và gia đình

31

Công pháp Quốc tế

32

Tư pháp Quốc tế

33

Xây dựng văn bản pháp luật

II.3

Kiến thức ngành tự chọn : Chọn 2/4 học phần

34

Pháp luật kinh doanh bảo hiểm

35

Pháp luật xuất nhập khẩu

36

Pháp luật kinh doanh bất động sản

37

Pháp luật về y tế và an toàn thực phẩm.

II.4

Kiến thức chuyên ngành

 

Học phần bắt buộc

38

Tiếng Anh chuyên ngành

39

Luật Tài chính

40

Luật Ngân hàng

41

Luật thuế

42

Luật Đất đai

43

Luật môi trường

44

Luật Lao động

45

Luật Cạnh tranh

46

Luật sở hữu trí tuệ

47

Luật đầu tư

48

Luật thương mại Quốc tê

49

Pháp luật hợp đồng trong kinh doanh

50

Pháp luật về thương mại điện tử

 

Học phần tự chọn (Chọn 4/8 học phần )

51

Pháp luật cộng đồng ASEAN

52

Luật đầu tư quốc tế

53

Pháp luật về tài chính doanh nghiệp

54

Pháp luật về chứng khoán

55

Pháp Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

56

Kỹ năng nghiên cứu và lập luận

57

Kỹ thuật đàm phán và soạn thảo hợp đồng trong thương mại

58

Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại

II.5

Kiến thức bổ trợ ( Chọn 3/6 HP )

59

Quản trị doanh nghiệp

60

Nguyên lý kế toán

61

Kiểm toán

62

Kỹ năng thuyết trình

63

Kỹ năng làm việc nhóm

64

Kỹ năng soạn văn bản tiếng Việt

III

Thực tập cuối khóa và tốt nghiệp

 

Thực tập cuối khóa

 

Khóa luận( hoặc thi tốt nghiệp)

Theo Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Luật kinh tế

- Mã ngành: 7380107

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Luật kinh tế:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học 
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí 
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Luật kinh tế

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Luật kinh tế những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 14 - 23 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Luật kinh tế

Để giúp các sĩ tử dễ dàng chọn được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Kinh tế luật phân chia theo từng khu vực dưới đây.

- Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Lao động Xã hội
  • Đại học Luật Hà Nội
  • Đại học Thương mại
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Đông Đô
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Hòa Bình
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
  • Đại học Thành Tây
  • Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
  • Đại học Kinh Bắc
  • Đại học Thành Đông
  • Đại học Trưng Vương

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Luật - Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Tài chính - Kế toán
  • Đại học Dân lập Duy Tân
  • Đại học Đông Á
  • Đại học Phan Thiết

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
  • Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Bình Dương
  • Đại học Công nghệ Miền Đông
  • Đại học Dân lập Cửu Long
  • Đại học Dân lập Lạc Hồng
  • Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  • Đại học Nam Cần Thơ
  • Đại học Tây Đô

6. Cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế

Học ngành Luật kinh tế, khi ra trường bạn dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
  • Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;
  • Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.

Với các công việc trên, bạn có thể khẳng định năng lực của mình tại:

  • Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
  • Cơ quan nhà nước các cấp;
  • Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý;
  • Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục.

7. Mức lương ngành Luật kinh tế

Trên thị trường pháp lý Việt Nam hiện nay, mức lương trung bình của luật sư tại các văn phòng luật sư nổi tiếng, hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân như sau:

  • Chưa có kinh nghiệm: Từ 4 - 6 triệu đồng/ tháng;
  • Kinh nghiệm từ 1 - 3 năm: Trên 6 triệu đồng/ tháng;
  • Kinh nghiệm từ 3 - 5 năm: Trên 10 triệu đồng/ tháng;
  • Kinh nghiệm từ 5 - 10 năm: Trên 20 triệu đồng/ tháng;
  • Mức lương của vị trí Partner/trưởng phòng: Từ  30 - 40 triệu đồng/ tháng và phần trăm doanh thu;
  • Mức lương của vị trí Managing Partner/Giám đốc: Tùy thuộc vào doanh thu của công ty;

Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Luật kinh tế

Để theo học và thành công trong ngành Luật kinh tế, bạn cần phải có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc;
  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề;
  • Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic;
  • Có trình độ ngoại ngữ cao;
  • Có trí nhớ tốt, năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng;
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại.

VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC