Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Luật trong bảng dưới đây.
I |
Khối kiến thức chung (không tính các môn học từ số 9 đến số 11)
|
1 |
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
|
2 |
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
|
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
5 |
Tin học cơ sở |
6 |
Ngoại ngữ A1 |
|
Tiếng Anh A1 |
|
Tiếng Nga A1 |
|
Tiếng Pháp A1 |
|
Tiếng Trung A1 |
7 |
Ngoại ngữ A2 |
|
Tiếng Anh A2 |
|
Tiếng Nga A2 |
|
Tiếng Pháp A2 |
|
Tiếng Trung A2 |
8 |
Ngoại ngữ B1 |
|
Tiếng Anh B1 |
|
Tiếng Nga B1 |
|
Tiếng Pháp B1 |
|
Tiếng Trung B1 |
9 |
Giáo dục thể chất |
10 |
Giáo dục quốc phòng –an ninh
|
11 |
Kĩ năng mềm |
II |
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
|
II.1 |
Bắt buộc |
12 |
Logic học đại cương |
II.2 |
Tự chọn |
13 |
Tâm lý học đại cương |
14 |
Quản trị học |
15 |
Kinh tế học đại cương |
16 |
Chính trị học đại cương |
17 |
Xã hội học đại cương |
18 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
19 |
Môi trường và phát triển |
20 |
Thống kê cho khoa học xã hội
|
III |
Khối kiến thức chung của khối ngành
|
III.1 |
Bắt buộc |
21 |
Lý luận về nhà nước và pháp luật
|
22 |
Lịch sử nhà nước và pháp luật
|
23 |
Luật hiến pháp |
24 |
Luật hành chính |
25 |
Luật học so sánh |
III.2 |
Tự chọn |
26 |
Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lý
|
27 |
Luật La Mã |
28 |
Xã hội học pháp luật |
IV |
Khối kiến thức chung của nhóm ngành
|
IV.1 |
Bắt buộc |
29 |
Luật dân sự 1 |
30 |
Luật dân sự 2 |
31 |
Luật dân sự 3 |
32 |
Luật hình sự 1 |
33 |
Luật hình sự 2 |
34 |
Luật thương mại 1 |
35 |
Luật thương mại 2 |
36 |
Luật tài chính |
37 |
Luật ngân hàng |
38 |
Pháp luật về đất đai - môi trường
|
39 |
Luật hôn nhân và gia đình |
40 |
Luật tố tụng hình sự |
41 |
Luật tố tụng dân sự |
42 |
Luật lao động |
43 |
Công pháp quốc tế |
44 |
Tư pháp quốc tế |
IV.2 |
Tự chọn |
45 |
Xây dựng văn bản pháp luật |
46 |
Luật cạnh tranh |
47 |
Luật thi hành án hình sự |
48 |
Luật thi hành án dân sự |
49 |
Luật hàng hải quốc tế |
V |
Khối kiến thức ngành và bổ trợ
|
V.1 |
Bắt buộc |
50 |
Luật thương mại quốc tế |
51 |
Luật tố tụng hành chính |
52 |
Pháp luật về sở hữu trí tuệ |
53 |
Pháp luật về thị trường chứng khoán
|
54 |
Lý luận pháp luật về quyền con người
|
55 |
Tội phạm học |
V.2 |
Tự chọn |
56 |
Nhà nước và pháp luật các quốc gia thuộc Asean
|
57 |
Luật hiến pháp nước ngoài |
58 |
Hệ thống tư pháp hình sự |
59 |
Kỹ năng tư vấn pháp luật |
60 |
Kỹ năng giải quyết các tranh chấp về dân sự
|
61 |
Giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại có yếu tố nước ngoài
|
VI |
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
|
62 |
Niên luận -Thực tập, thực tế |
63 |
Khóa luận hoặc môn học thay thế tốt nghiệp (Chọn trong khối kiến thức tự chọn của khối kiến thức M3; M4; M5 những môn sinh viên chưa học)
|
Theo Đại học Quốc gia Hà Nội
- Mã ngành: 7380101
- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Luật:
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Luật những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 16 - 27 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
Ở nước ta hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Luật khiến nhiều phụ huynh và thí sinh băn khoăn không biết nên chọn trường nào để theo học. Dưới đây là danh sách các trường có ngành Luật phân chia theo từng khu vực để các bạn tham khảo.
- Khu vực miền Bắc:
- Khu vực miền Trung:
- Khu vực miền Nam:
Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin được những việc làm trong ngành này. Một số nghề nghiệp trong ngành Luật:
Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành.
Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.
Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.
Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…
Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:
Các mức lương của những người làm việc trong ngành Luật có thể chia ra như sau:
Để thành công trong ngành Luật, bạn cần có những tố chất và đáp ứng những yêu cầu sau:
Các bài viết liên quan