Ngành Ngôn ngữ Anh - 7220201

18 Th05, 2021 - Xem: 2463

Ngành Ngôn ngữ Anh với mã ngành 7220201 là ngành học chuyên nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh để sinh viên có thể làm chủ và giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Ngôn ngữ Anh mang đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ mong muốn làm việc tại môi trường kinh tế hội nhập với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngôn ngữ Anh được coi là ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia trên thế giới và ngày càng phổ biến

1. Tìm hiểu ngành Ngôn ngữ Anh

  • Ngành ngôn ngữ Anh (tiếng Anh là English Studies) là một ngành học chuyên nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh để sinh viên có thể làm chủ và giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Ngôn ngữ Anh mang đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ mong muốn làm việc tại môi trường kinh tế hội nhập với các doanh nghiệp nước ngoài.
  • Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh cung cấp cho sinh viên các kiến thức bổ trợ thêm về nền kinh tế, tài chính ngân hàng, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế; những kiến thức chung và chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa và văn học, đất nước – con người không chỉ của quốc gia sản sinh ra tiếng Anh mà của cả các quốc gia nói tiếng Anh.
  • Sinh viên học ngành này còn được trang bị kiến thức về kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết trình, phân tích và giải quyết nhanh vấn đề, giúp làm việc hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn sử dụng tiếng Anh. Ngành ngôn ngữ Anh đào tạo các phương pháp học tập bằng tiếng Anh bao gồm 04 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết một cách thành thạo và nghiên cứu về con người, văn hóa, văn học của các quốc gia sử dụng tiếng Anh trên thế giới.
  • Với khả năng tiếng Anh thành thạo cùng kiến thức vững chắc về văn hóa của các quốc gia sử dụng tiếng Anh, sinh viên ngành này có thể làm công việc biên - phiên dịch trong các tòa soạn, cơ quan báo đài, nhà xuất bản, thư kí, trợ lí... Nếu có khả năng sư phạm, bạn có thể làm giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học hay trung tâm ngoại ngữ…

2. Các chuyên ngành của ngành Ngôn ngữ Anh

Ngành Ngôn ngữ Anh thường có các chuyên ngành sau:

  • Tiếng Anh thương mại: Theo học chuyên ngành này, sinh viên được đào tạo kiến thức tiếng Anh chuyên sâu thuộc lĩnh vực kinh tế như thương mại, kinh doanh. Ngoài ra, các bạn còn được chú trong đào tạo những kỹ năng như: kỹ năng truyền thông và giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, năng lực hợp tác, quản lý, thuyết phục, đàm phán...
  • Tiếng Anh biên - phiên dịch: Chuyên ngành này đào tạo những kiến thức về ngôn ngữ Anh như văn phong, từ vựng, ngữ pháp, kiến thức về văn hóa, văn minh ở các nước sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các bạn còn được trau dổi các kỹ năng như: biên phiên dịch, thủ thuật dịch thuật, vốn ngữ pháp đặc thù các thuật ngữ cơ bản về các lĩnh vực chuyên ngành để diễn đạt thông tin chính xác và chi tiết với ngôn ngữ gốc.
  • Tiếng Anh sư phạm: Khi học chuyên ngành này, bên cạnh kiến thức về tiếng Anh như từ vựng, ngữ pháp phục vụ cho nhu cầu giảng dạy, sinh viên còn được trang bị kiến thức về giáo dục, tâm lý giảng dạy ở các trường trung học, cao đẳng, đại học.

3. Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh

Để biết được học ngành Ngôn ngữ Anh có khó hay không thì các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.

STT

Khối kiến thức

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tin học cơ sở 2

6

Ngoại ngữ cơ sở 1

7

Ngoại ngữ cơ sở 2

8

Ngoại ngữ cơ sở 3

9

Giáo dục thể chất

10

Giáo dục quốc phòng-an ninh

11

Kỹ năng bổ trợ

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

12

Địa lý đại cương

13

Môi trường và phát triển

14

Thống kê cho khoa học xã hội

15

Toán cao cấp

16

Xác suất thống kê

III

Khối kiến thức theo khối ngành

III.1

Các học phần bắt buộc

17

Cơ sở văn hoá Việt Nam

18

Nhập môn Việt ngữ học

III.2

Các học phần tự chọn

19

Tiếng Việt thực hành

20

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

21

Logic học đại cương

22

Tư duy phê phán

23

Cảm thụ nghệ thuật

24

Lịch sử văn minh thế giới

25

Văn hóa các nước ASEAN

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

IV.1

Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa

IV.1.1

Các học phần bắt buộc

26

Ngôn ngữ học tiếng Anh 1

27

Ngôn ngữ học tiếng Anh 2

28

Đất nước học Anh-Mỹ

29

Giao tiếp liên văn hóa

IV.1.2

Các học phần tự chọn

30

Ngữ dụng học tiếng Anh

31

Phân tích diễn ngôn

32

Văn học các nước nói tiếng Anh

33

Ngôn ngữ, văn hóa và xã hội

IV.2

Khối kiến thức tiếng

34

Tiếng Anh 1A

35

Tiếng Anh 1B

36

Tiếng Anh 2A

37

Tiếng Anh 2B

38

Tiếng Anh 3A

39

Tiếng Anh 3B

40

Tiếng Anh 4A

41

Tiếng Anh 4B

42

Tiếng Anh 3C

43

Tiếng Anh 4C

V

Khối kiến thức ngành (Chọn 1 định hướng)

V.1

Định hướng chuyên ngành Quản trị học

V.1.1

Các học phần bắt buộc

44

Phiên dịch

45

Biên dịch

46

Quản trị nguồn nhân lực

47

Quản lý dự án

48

Ngôn ngữ và truyền thông

49

Quản trị văn phòng

V.1.2

Các học phần tự chọn

50

Biên dịch nâng cao

51

Phiên dịch nâng cao

52

Nghiệp vụ biên/phiên dịch

53

Tiếng Anh kinh tế

54

Tiếng Anh Tài chính-Ngân hàng

55

Tiếng Anh Du lịch

56

Tiếng Anh giao tiếp trong kinh doanh

57

Báo chí trực tuyến

58

Công nghệ trong quản lý dự án

59

Kỹ năng biên tập văn bản

V.2

Định hướng chuyên ngành Phiên dịch

V.2.1

Các học phần bắt buộc

60

Lý thuyết dịch

61

Phiên dịch

62

Biên dịch

63

Phiên dịch chuyên ngành

64

Biên dịch chuyên ngành

65

Nghiệp vụ biên/phiên dịch

V.2.2

Các học phần tự chọn

66

Biên dịch nâng cao

6

Phiên dịch nâng cao

68

Đánh giá chất lượng bản dịch

69

Ngôn ngữ và truyền thông

70

Báo chí trực tuyến

71

Tiếng Anh kinh tế

72

Tiếng Anh Tài chính-Ngân hàng

73

Tiếng Anh Du lịch

74

Tiếng Anh giao tiếp trong kinh doanh

V.3

Định hướng chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng

V.3.1

Các học phần bắt buộc

75

Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng

76

Âm vị học

77

Cú pháp học

78

Phân tích diễn ngôn

79

Ngữ nghĩa học

80

Kỹ năng biên tập văn bản

V.3.2

Các học phần tự chọn

V.3.2.1

Các học phần chuyên sâu

81

Ngôn ngữ và bản sắc

82

Thu đắc ngôn ngữ

83

Ngôn ngữ học xã hội

84

Ngữ pháp chức năng

85

Giáo dục song ngữ

V.3.2.2

Các học phần bổ trợ

86

Biên dịch

87

Phiên dịch

88

Ngôn ngữ và truyền thông

89

Giao tiếp qua máy tính

90

Kỹ năng giao tiếp

V.4

Định hướng chuyên ngành Tiếng Anh quốc tế học

V.4.1

Các học phần bắt buộc

91

Các phương pháp nghiên cứu đất nước học

92

Toàn cầu hóa và ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến các xã hội đương đại

93

Các chủ đề trong đất nước học Mỹ

94

Các chủ đề trong ĐNH Anh

95

Chính sách đối ngoại của Mỹ sau thế chiến thứ 2

96

Các tổ chức quốc tế

V.4.2

Các học phần tự chọn

V.4.2.1

Các học phần chuyên sâu

97

Vị thế của Trung Quốc hiện nay tại châu Á và trên thế giới

98

Sắc tộc và các cộng đồng hải ngoại

99

Di cư và nhập cư trong thời đại mới

V.4.2.2

Các học phần bổ trợ

100

Biên dịch

101

Phiên dịch

102

Kỹ năng giao tiếp

103

Ngôn ngữ và truyền thông

V.5

Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

104

Khối kiến thức thực tập

105

Khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế

Theo Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

4. Các khối thi vào ngành Ngôn ngữ Anh

Ngôn ngữ Anh có mã ngành 7220201, xét tuyển các tổ hợp môn sau đây:

  • A01( Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • D08 (Toán, Sinh Học, Tiếng Anh)
  • D09 (Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh)
  • D10 (Toán, Địa Lý, Tiếng Anh)
  • D11 (Ngữ Văn, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • D14 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh)
  • D72 (Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội,Tiếng Anh)
  • D84 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
  • D85 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Đức)
  • D96 (Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

5. Điểm chuẩn của ngành Ngôn ngữ Anh

Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh dao động từ 16 - 22 điểm, xét theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

6. Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh, điều này khiến nhiều phụ huynh và thí sinh băn khoăn không biết nên học trường nào tốt. Vì vậy, để các bạn dễ dàng lựa chọn được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Ngôn ngữ Anh theo từng khu vực.

- Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Hải Phòng

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
  • Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Phan Châu Trinh

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH
  • Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Luật TP.HCM
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Hùng Vương - TP.HCM
  • Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP. HCM tại Ninh Thuận
  • Đại học Kiên Giang
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Đồng Nai

7. Cơ hội việc làm ngành Ngôn ngữ Anh

Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh, bạn còn có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sư phạm ngoại ngữ, biên - phiên dịch, marketing, kinh tế đối ngoại, ngân hàng, du lịch… Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh với kỹ năng ngoại ngữ tốt, bạn dễ dàng xin được những công việc sau đây:

  • Biên dịch viên tại các công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan ngoại giao, tổ chức kinh tế, cơ quan truyền thông...
  • Chuyên viên truyền thông trong các công ty nước ngoài như: Tổ chức sự kiện, nhân viên PR, trợ lý hay thư ký cho lãnh đạo người nước ngoài.
  • Hướng dẫn viên tại các công ty về du lịch hay nhà hàng, khách sạn lớn 3 sao, 5 sao chuyên tiếp xúc và làm việc với người nước ngoài.
  • Giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp, hay cấp phổ thông trung học, trung tâm ngoại ngữ...

8. Mức lương của ngành Ngôn ngữ Anh

Mức lương ngành ngôn ngữ Anh mà các doanh nghiệp, công  ty trả cho nhân viên rất hấp dẫn:

  • Trung bình từ 400 - 700 USD/tháng (tương đương khoảng 9 - 15 triệu VND).
  • Đối với các vị trí cao cấp hay các công ty toàn cầu mức lương này được nâng lên đến 1000 USD/tháng (khoảng 22 triệu VND) thậm chí cao hơn nữa nếu bạn đủ năng lực và có nhiều kinh nghiệm.

9. Những tố chất cần có để thành công trong ngành Ngôn ngữ Anh

Để thành công trong các lĩnh vực liên quan đến ngôn ngữ Anh, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Ngôn ngữ Anh phù hợp với những cá nhân không thích các con số, tính toán tỉ mỉ mà yêu thích giao tiếp, làm việc nhóm với người nước ngoài.
  • Những người đam mê ngoại ngữ, thích khám phá, tìm tòi sự mới mẻ về văn hóa nước bạn như Mỹ, Anh.
  • Mong muốn làm việc trong môi trường hiện đại, toàn cầu hóa với những lãnh đạo cao cấp người nước ngoài.
  • Đam mê làm giàu và muốn có thu nhập cao.
  • Tự tin, năng động và có kỹ năng giao tiếp tốt.

Ngành Ngôn ngữ học - 7229020

Ngôn ngữ học với mã ngành 7229020 hiện đang là ngành nhận được sự quan tâm của các thí sinh do nhu cầu tuyển dụng nhiều của các doanh nghiệp, công ty và cơ quan quản lý Nhà nước. Ngành ngôn ngữ học đào tạo những Cử nhân ngôn ngữ có đủ khả năng phân tích, nghiên cứu chuyên nghiêp trong cuộc sống và trong công việc.


VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC