Ngành Ngôn ngữ Khmer - 7220106

27 Th05, 2021 - Xem: 2070

Ngành ngôn ngữ Khmer với mã ngành 7220106 được đưa vào đào tạo trong trường đại học vào năm 2011tại Trà Vinh. Ngôn ngữ Khmer chính là tiếng Khmer hay tiếng Campuchia là ngôn ngữ thứ hai trong ngữ hệ Nam Á sau tiếng Việt. Tiếng Khmer chủ yếu được sử dụng nhiều ở vùng Nam Bộ Việt  Nam.

1. Tìm hiểu ngành Ngôn ngữ Khmer 

  • Ngôn ngữ Khmer là ngôn ngữ phân tích đơn lập, không có biến tố, chia động từ hay hậu tố và tương đối dễ học. Đây là ngôn ngữ có tính hệ thống vô cùng chặt chẽ, đáp ứng đủ các yêu cầu về từ vựng, ngữ âm, cấu tạo từ… như các ngôn ngữ thông thường khác.
  • Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Khmer trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về tiếng Khmer, hoàn thiện khả năng nói - đọc - viết một cách thành thạo. Qua đó, giúp đẩy mạnh quan hệ hợp tác giao thương với nước bạn Campuchia được mở rộng và phát triển hơn nữa. 
  • Chuyên ngành đào tạo ngôn ngữ Khmer gồm 4 học kỳ từ cơ bản đến nâng cao về ngôn ngữ Khmer, sau đó sẽ đi sâu hơn vào chuyên ngành. Đối tượng chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Khmer theo học. Tuy nhiên, trong tương lai sẽ hướng tới nhiều đối tượng thí sinh nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực thiếu thốn.
  • Ngành Ngôn ngữ Khmer chuyên đào tạo cho các đồng bào dân tộc Khmer sinh sống ở Nam Bộ, nhằm đáp ứng các yêu cầu về kinh tế, xã hội và khoa học của người dân nơi đây. Việc đào tạo ngành ngôn ngữ Khmer trực tiếp góp phần tìm về sự công bằng về mặt ngôn ngữ như các ngôn ngữ khác. Có thể coi đây là bước gián tiếp kết nối nguồn mạch của dân tộc Khmer.

2. Các khối thi vào ngành Ngôn ngữ Khmer 

Ngành Ngôn ngữ Khmer có mã ngành 7220106, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)
  • D14 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

3. Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Khmer

Điểm chuẩn năm 2018 của ngành Ngôn ngữ Khmer xét theo kết quả thi THPT Quốc gia là 14 điểm.

4. Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Khmer

Hiện nay, trên cả nước chỉ có duy nhất một trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Khmer đó là Đại học Trà Vinh tại TP Trà Vinh.

5. Cơ hội việc làm ngành Ngôn ngữ Khmer

Sinh viên khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Khmer đã được trang bị đầy đủ nhất về tiếng Khmer, các kỹ năng và phương pháp sử dụng thành thạo, giúp đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, chính trị, xã hội trong thời buổi hội nhập. Cụ thể, các bạn có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Phiên dịch viên tại các công ty lớn của nước ngoài đầu tư vào khu vực Nam bộ với mức thu nhập ổn định.
  • Soạn thảo các văn bản, quy định, kế hoạch bằng tiếng Khmer cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp, công ty.
  • Hướng dẫn viên du lịch cho các du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch tại địa phương.
  • Phóng viên, phát thanh viên tại các  đài phát thanh, đài truyền hình tiếng Khmer.
  • Quản lý hành chính nhân sự tại các tổ chức nhà nước, cơ quan, doanh nghiệp; trực tiếp quản lý nhân công, người lao động địa phương, đưa các chính sách của lãnh đạo đến nhân viên và đề xuất ý kiến của nhân viên đến các cấp lãnh đạo.
  • Cán bộ nhà nước từ cấp xã, huyện, thị trấn... tiếp quản những công việc văn phòng, quản lý sổ sách, soạn thảo quyết định, văn bản…
  • Giáo viên, giảng viên chuyên ngành ngôn ngữ Khmer tại trường đại học.

6. Mức lương ngành Ngôn ngữ Khmer

Mức lương ngành Ngôn ngữ Khmer phụ thuộc theo công việc bạn sẽ làm sau khi ra trường, cụ thể:

  • Với những công việc như quản lý hành chính, nhân sự, văn phòng, cán bộ nhà nước, soạn thảo văn bản sẽ có mức lương theo quy định từ 5 -7 triệu/ tháng.
  • Những công việc như phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch, phóng viên sẽ có mức thu nhập khá cao, do được nhiều tiền thưởng. Mức lương có thể dao động từ 8 - 10 triệu và có thể cao hơn nữa tùy vào khả năng của bạn.

7. Những tố chất cần có để theo học ngành Ngôn ngữ Khmer

Với ngành Ngôn ngữ Khmer, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có niềm đam mê với ngôn ngữ Khmer.
  • Chịu khó học hỏi, kiên nhẫn và có thái độ nghiêm túc.
  • Muốn hiểu rõ hơn về ngôn ngữ Khmer, tiếp xúc với đồng bào Khmer, người dân nước Campuchia.
  • Mong muốn tìm kiếm một công việc ổn định, thu nhập cao.

Ngành Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam - 7220101

Hiện nay, ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam với mã ngành 7220101 chưa được nhiều bạn trẻ biết đến. Vậy ngành này học những gì và sau khi ra trường làm gì là vấn đề mà nhiều phụ huynh và thí sinh thắc mắc khi lựa chọn ngành học.


VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC