Ngành Quản lý tài nguyên rừng - 7620211

09 Th05, 2021 - Xem: 1359

Trong những mùa tuyển sinh gần đây, Quản lý tài nguyên rừng với mã ngành 7620211 được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Để giúp bạn tìm hiểu thông tin ngành học, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Quản lý tài nguyên rừng.

1. Tìm hiểu ngành Quản lý tài nguyên rừng 

  • Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống.
  • Quản lý tài nguyên rừng (tiếng Anh là Forest Resources Management) là ngành nhằm đào tạo những kỹ sư lâm nghiệp kỹ thuật có trình độ, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức vững chắc về lý thuyết và thực hành chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và chức năng nghiệp vụ khác của rừng.
  • Chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành về Xã hội học, Xã hội học nông thôn, Sinh lý thực vật, Thống kê lâm nghiệp, Đất - lập địa, Thực vật rừng, sinh thái rừng, Khí tượng - thủy văn rừng; có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng: Trồng rừng, Phòng chống cháy rừng, Quy hoạch và điều chế rừng, Quản lý sử dụng đất, Côn trùng lâm nghiệp, Bệnh hại rừng, Đo đạc và bản đồ, Đa dạng sinh học, Điều tra rừng, Quản lý rừng bền vững, Kinh tế tài nguyên môi trường, động vật rừng…Từ đó, sinh viên sau tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn.

2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng trong bảng dưới đây.

A

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

I

Lý luận chính trị

1.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4.

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

II

Giáo dục thể chất

III

Giáo dục quốc phòng

IV

Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và MT

5.

Ngoại ngữ không chuyên 1

6.

Ngoại ngữ không chuyên 2

7.

Ngoại ngữ không chuyên 3

8.

Toán cao cấp

9.

Xác suất - Thống kê

10.

Hóa học

11.

Hóa phân tích

12.

Vật lý đại cương

13.

Tin học đại cương

14.

Sinh học đại cương

15.

Sinh học phân tử

16.

Sinh thái và môi trường

17.

Hình thái và phân loại thực vật

18.

Hóa sinh thực vật

V

Khoa học xã hội và nhân văn

19.

Nhà nước và pháp luật

20.

Xã hội học đại cương

B

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

I

Kiến thức cơ sở ngành

21.

Thổ nhưỡng đại cương

22.

Kinh tế tài nguyên và môi trường

23.

Khí tượng học

24.

Sinh lý thực vật

25.

Sinh thái rừng

26.

Bảo tồn đa dạng sinh học

27.

Cây rừng

28.

Thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp

29.

Hệ thống thông tin địa lý

II

Kiến thức ngành

 

Bắt buộc

30.

Kỹ thuật lâm sinh

31.

Pháp luật và chính sách lâm nghiệp

32.

Bệnh cây rừng

33.

Côn trùng rừng

34.

Động vật rừng

35.

Trồng rừng đại cương

36.

Quản lý tài nguyên thiên nhiên

37.

Phòng và chống cháy rừng

38.

Quy hoạch và điều chế rừng

39.

Điều tra rừng

40.

Khai thác lâm sản

41.

Tổ chức và quản lý các loại rừng

42.

Nghiệp vụ hành chính lâm nghiệp

43.

Lâm nghiệp xã hội

44.

Lâm sản ngoài gỗ

 

Tự chọn (6/20)

45.

Kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông thôn

46.

Kinh tế nông nghiệp

47.

Quản lý nông trại

48.

Khuyến lâm

49.

Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp

50.

Lâm nghiệp đô thị

51.

Nông lâm kết hợp

52.

Trắc địa

53.

Công trình lâm nghiệp

III

Kiến thức bổ trợ

54.

Kỹ năng mềm

55.

Xây dựng và quản lý dự án

56.

Phương pháp tiếp cận khoa học

IV

Thực tập nghề nghiệp

57.

Tiếp cận nghề QLR

58.

Thao tác nghề QLR

59.

Thực tế nghề QLR

V

Khóa luận tốt nghiệp

60.

Khóa luận tốt nghiệp QLR

Theo Đại học Nông lâm - Đại học Huế

3. Các khối thi vào ngành Quản lý tài nguyên rừng

- Mã ngành: 7620211

- Ngành Quản lý tài nguyên rừng xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán - Vật lý - Hóa học
  • A02: Toán - Vật lý - Sinh học
  • B00: Toán - Hóa - Sinh học
  • C02: Ngữ văn - Toán - Hóa học
  • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
  • D08: Toán - Sinh học - Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Quản lý tài nguyên rừng như thế nào?

Ngành Quản lý tài nguyên rừng có mức điểm chuẩn dao động trong khoảng 15 - 17 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng

Để theo học ngành Quản lý tài nguyên rừng, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Nông Lâm Bắc Giang
  • Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Quảng Bình

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Nông Lâm TP.HCM
  • Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai

6. Cơ hội việc làm ngành Quản lý tài nguyên rừng

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để có thể đáp ứng yêu cầu công việc tại một số vị trí sau:

  • Làm công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng tại: các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tài nguyên rừng và môi trường, các doanh nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu về tài nguyên rừng và môi trường bền vững, các cơ sở đào tạo, các cơ quan điều tra, quy hoạch rừng, các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp.
  • Làm việc tại các trường, phòng Khoa học & Công nghệ, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng;
  • Làm việc tại các viện điều tra quy hoạch - quản lý tài nguyên rừng, các trung tâm ứng và triển khai lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm;
  • Giảng dạy chuyên ngành quản lý tài nguyên rừng - ngành lâm nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề…
  • Làm chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và phát triển lâm nghiệp.

7. Mức lương ngành Quản lý tài nguyên rừng 

Mức lương của ngành tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, dao động trong khoảng 5 - 10 triệu tùy từng vị trí và địa điểm làm việc.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý tài nguyên rừng

Để có thể theo học ngành Quản lý tài nguyên rừng, người học cần có một số tố chất sau:

  • Yêu thiên nhiên, yêu rừng, giới động thực vật nói chung.
  • Có khả năng làm việc trong các tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực.
  • Có khả năng làm việc theo nhóm.
  • Năng động, yêu thích sự tìm tòi, khám phá tự nhiên.
  • Có sức khoẻ tốt, kiên trì và trung thực.
  • Có khả năng chịu áp lực công việc

Ngành Lâm nghiệp đô thị - 7620202

Trong những năm gần đây khi đô thị phát triển nhanh chóng, nhu cầu nhân lực trong nành ngành Lâm nghiệp đô thị ngày càng lớn. Vì thế mà Ngành Lâm nghiệp đô thị với mã ngành 7620202 là ngành học được nhiều bạn thí sinh quan tâm. Để tìm hiểu về ngành học này, hãy cùng tham khảo thông tin tổng quan ngành Lâm nghiệp đô thị qua bài viết dưới đây.


VIDEO

ĐỐI TÁC - HỢP TÁC